Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,254 09/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội (2022)

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội (2021)

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2021

Môn thi: NGỮ VĂN

(Dùng cho mọi thí sinh thi vào trường chuyên)

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3,5 điểm)

Đọc văn bản sau đây rồi thực hiện các yêu cầu:

Giải trí một cách điều độ thì lành mạnh, và đáng tuyên dương, nhưng giải trí quá độ có thể làm hại bản chất con người, và là một việc cần cảnh giác để phòng. Câu châm ngôn “Chỉ làm mà không chơi khiến Jack khù khờ” rất thường được trích dẫn, nhưng chỉ chơi mà không làm còn khiến người ta tệ hơn rất nhiều. Không gì hủy hoại một người trẻ tuổi hơn việc để tâm hồn họ ngập trong lạc thú. Những phẩm chất tốt đẹp nhất trong trí óc anh ta bị hư hỏng; những hưởng thụ tầm thường trở nên nhạt nhẽo; và sự ham thích niềm vui thanh cao hơn sẽ mất đi; và khi họ phải đối diện công việc và các trách nhiệm trong cuộc sống, kết quả thường là chán ghét và cay đắng. Kẻ trác táng hoang phí và vắt kiệt mọi sức mạnh của cuộc sống, làm khô cạn mọi cội nguồn của hạnh phúc đích thực. Sau khi ngăn chặn nguồn động lực, họ chăng tạo ra sự tăng trưởng lành mạnh nào cho tính cách cũng như trí tuệ.”

(Samuel Smiles, Tinh thần tự lực, Phạm Viêm Phương dịch, NXB Tổng hợp TP HCM, 2021, tr.333- 334).

a (0,5 điểm): Theo em, tác giả văn bản trên có phải là người cực đoan khi phê phán giải trí, một nhu cầu tất yếu của con người?

b (1,0 điểm): Tìm và chỉ ra hiệu quả của một biện pháp tu từ trong câu văn: “Kẻ trác táng hoang phí và vắt kiệt mọi sức mạnh của cuộc sống, làm khô cạn mọi cội nguồn của hạnh phúc đích thực”.

c (2,0 điểm): Hãy viết đoạn văn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của một hình thức giải trí quá độ” mà không ít bạn học sinh mắc phải trong mùa dịch Covid-19.

Câu 2 (6,5 điểm)

Với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho bạn đọc một vẻ đẹp bình dị mà cao cả nơi Sa Pa “lặng lẽ”.

Hãy viết bài văn (khoảng 4 trang giấy thi) phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong tác phẩm này (theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1: Cách giải:

Học sinh dựa vào bài đọc trình bày quan điểm của mình, lý giải.

Gợi ý:

a. Tác giả không hề cực đoan khi phê phán giải trí. Bởi lẽ tác giả không hề phủ định sạch trơn tác dụng của giải trí. Tác giả đang nói đến tác hại của giải trí ở khía cạnh quá độ.

b. Học sinh tìm và nêu 01 biện pháp tu từ có trong câu văn “Kẻ trác táng hoang phí và vắt kiệt mọi sức mạnh của cuộc sống, làm khô cạn cội nguồn của hạnh phúc đích thực” sử dụng biện pháp liệt kê.

Tác dụng

+ Tạo điểm nhấn cho đoạn văn, tăng sức gợi hình gợi cảm.

+ Nhấn mạnh tác hại của việc giải trí quá độ khi con người ngập tràn trong lạc thú.

c. Học sinh có thể trình bày bất kì hình thức giải trí quá độ nào và nêu lên quan điểm về nó.

Gợi ý: Chơi game, nghiện game.

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Tác hại của việc chơi game quá nhiều.

2. Thân đoạn:

- Giải trí quá độ: Giải trí là nhu cầu của mỗi con người nó khiến con người thư giãn hơn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng giải trí quá độ nghĩa là biến các công việc giải trí trở thành công việc chính chứ không còn là việc giải trí nữa, tập trung quá nhiều thời gian và nó mà quên đi thế giới bên ngoài mà việc nghiện game của một số bạn trẻ ngày nay là một ví dụ .

- Nghiện game khiến các bạn trẻ sao nhãng việc học tập, công việc. Gây hậu quả xấu, không tốt cho cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng tới tương lai của các bạn sau này.

- Nghiện game dẫn đến lối sống xa rời thực tế, chìm đắm trong thế giới ảo mà quên mất những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Nghiện game dẫn đến tha hóa con người, con người trở nên trì trệ, ngại giao tiếp, dân sống khép mình với cuộc sống.

- Tuy nhiên chúng ta cũng không phủ nhận tuyệt đối những lợi ích mà việc chơi game mang lại. Điều quan trọng chúng ta phải biết tự làm chủ bản thân biết sử dụng hình thức giải trí đúng lúc, đúng mục đích để đạt được hiệu quả cao nhất.

Học sinh chú ý đưa ra các dẫn chứng xác thực để chứng minh.

3. Kết đoạn: Tổng kết, kết thúc vấn đề.

Câu 2:

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

+ Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký từ thời kì kháng chiến chống Pháp với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ.

+ Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (1970) ra đời sau chuyến đi thực tế Lào Cai, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long.

+ Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa , nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho bạn đọc một vẻ đẹp bình dị mà cao cả nơi SaPa “lặng lẽ

- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.

+ Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng là nhân vật trung tâm của truyện, là một trong những biểu tượng của người lao động xây dựng đất nước sau chiến tranh.

2. Thân bài

a. Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc:

+ Anh sống trên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

->Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực, cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (định cao 3000 m).

+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.

+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp.

- Hành động, việc làm đẹp:

+ Anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao dù chỉ có một mình không ai giám sát:

+ Nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày.

+ Chủ động trong công việc và cuộc sống

->Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

- Phong cách sống cao đẹp:

+ Tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp +Yêu thiên nhiên: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực rỡ...

+ Yêu con người: Cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

+ Khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.

+ Tự giác, tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

+ Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.

=> Những phẩm chất của anh thanh niên là đại diện cho những người lao động nhiệt huyết, trung thực, giản dị, khiêm tốn, âm thâm và luôn cống hiến vì Tổ quốc.

b. Từ nhân vật anh thanh niên nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm: Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho bạn đọc một vẻ đẹp bình dị mà cao cả nơi SaPa “lặng lẽ”.

- Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

>Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho những con người yêu nghề, yêu đời, sống hết mình, cống hiến vì đất nước một cách thầm lặng.

3. Kết bài

Khái quát những phẩm chất, tính cách, công việc của anh thanh niên, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật và cảm nhận của bản thân.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội (2020)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1: 

a. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b. BPTT

- so sánh " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

- nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười

Tác dụng:

Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn... Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả.

c. Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 2. (2 điểm)

* Giới thiệu vấn đề: Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Giải thích vấn đề: Câu nói nhấn mạnh việc mỗi người sẽ phải làm chủ cuộc đời mình.

- Tại sao nói: “Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.”?

+ Mỗi người là nhân vật chính trong cuộc đời của mình vì vậy sự giúp đỡ có ích nhất với bạn cũng phải xuất phát từ chính bản thân mình.

+ Xác định được việc làm để viết nên câu chuyện đời mình chính là cách mỗi người làm chủ cuộc đời, bản thân ta sẽ có ý thức hành động và tự chịu trách nhiệm cho những hành động của cá nhân mình.

+ Khi mỗi người làm chủ được cuộc đời của mình cũng góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh.

+ ...

- Lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Tuy nhiên, mỗi người cũng cần biết tận dụng những yếu tố về thiên thời, địa lợi để có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

- Phản đề: Phê phán những kẻ ỷ lại vào người khác.

Câu 3. (6 điểm)

Dàn ý tham khảo

Mở bài: 

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc. Hoà bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động đặc biệt là trong trích thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

....

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Thân bài:

Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy những sắc màu huyền ảo, cuốn hút vô cùng:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm với gió khơi.

Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn, mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông, màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”. Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: Ra khơi đánh cá! Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng, tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi.

Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong việc đánh cá, đem lại niềm vui và sức mạnh cho ngư dân. Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt. Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên, công việc, và con người:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Con thuyền đó đang bay giữa không gian trong một đêm thuỷ tinh tuyệt đẹp. Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh thật sự hào hùng. Cũng thăm dò, cũng dàn đan thế trận và bủa vây bằng…lưới! Đã bao đời nay, ngư dân có quan hệ chặt chẽ với biển cả. Và rồi nhịp điệu công việc càng khẩn trương, sôi nổi khi bóng đêm dần tàn, ngày đang đến:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Bao công lao vất vả đã được đền bù, dáng người ngư dân đang choãi chân, nghiêng người dồn tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao! Màu sắc phong phú, lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng của bao loài cá càng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ. Nhịp điệu câu thơ “lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” chậm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phản ánh tâm trạng hài lòng của ngư dân trước những kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi.

Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá:

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của ngư dân dạn dày sông nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Tiếng hát hoà trong gió, thổi căng buồm đưa đoàn người ra khơi đêm trước nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền đi trên biển, giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng ngàn những mặt trời nhỏ xíu đang toả rạng niềm vui. Đến đây bức tranh biển cả ngập tràn màu sắc tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, từng đường nét của cảnh, của người.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Thật vậy, “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng, ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước. Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về những hình ảnh thơ tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

1 1,254 09/05/2023
Mua tài liệu