Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường PT Năng Khiếu chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường PT Năng Khiếu chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 524 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường PT Năng Khiếu chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường PT Năng Khiếu - 2022

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường PT Năng Khiếu - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

* Yêu cầu về hình thức:

- Đảm bảo đúng hình thức bài văn nghị luận

- Nêu rõ được vấn đề nghị luận

- Dẫn chứng rõ ràng, chính xác

- Diễn đạt logic, dễ hiểu.

* Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài:

- Giới thiệu dẫn dắt vào đề

- Nêu vấn đề cần nghị luận:

+Nêu nhận định

+ Nêu quan điểm của bản thân (đồng ý).

+ Nêu vấn đề bao quát: Giá trị của sách và thời đại.

2. Thân bài:

a. Giải thích câu nói

- 200 năm trước, 100 năm trước hay 200 năm sau đều là những mốc thời gian thể hiện từng giai đoạn, từng thời đại khác nhau.

- Hành động tìm đọc thể hiện giá trị của cuốn sách đó vẫn còn phù hợp, vẫn mang lại lợi ích cho người đọc.

=> Sách nói chung và văn học nói riêng đều là những thước đo, là tấm gương để phản chiếu đời sống. Chính vì lẽ đó mỗi cuốn sách được ra đời vào thời gian nào sẽ mang hơi thở, mang màu sắc, tư tưởng, quan niệm của thời đại ấy. Xã hội không ngừng phát triển. Mọi thứ đều có thể thay đổi và thậm chí thay đổi rất nhanh. Những tư tưởng cũ sẽ dần được thay thế bằng những suy nghĩ tư duy mới mẻ. Có rất nhiều thứ hôm nay là đúng nhưng ngày hôm sau đã không còn chính xác. Như vậy có thể dễ hiểu tại sao những cuốn sách ra đời cách đây càng lâu thì khả năng chúng được tìm lại để đọc càng ít. Bởi những tư tưởng, hay lối sống trong đó không còn phù hợp với đời sống hiện đại nữa. Tuy nhiên, mọi thứ đều có ngoại lệ của nó. Có rất nhiều những tác phẩm đã tồn tại qua bao thăng trầm của thời đại và dẫu thời gian có làm lãng quên mọi thứ thì chúng vẫn luôn tồn tại như một lẽ hiển nhiên.

b. Chứng minh câu nói.

- Sách là tấm gương phản chiếu đời sống, thời đại vì vậy ở mỗi giai đoạn người ta lại ưa chuộng những loại sách khác nhau.

+ Nhằm ghi chép lại những sự kiện xảy ra trong một giai đoạn nhất định người ta sử dụng sách.

+ Nhằm thể hiện tư tưởng, cảm xúc, lên án, phê phán, cảm thông số phận, hoàn cảnh con người trong một giai đoạn nhất định người ta dùng sách.

+ Tư tưởng, cảm xúc, thế sự luôn thay đổi không ngừng.

+ Vì vậy những cuốn sách ra đời trong thời đại trước thường ít được tìm đọc ở thời đại sau.

+ Dẫn chứng: Sách về nho giáo là một trong những cuốn sách được ưa chuộng từ ngàn đời là kim chỉ nam cho mọi sũ tử nhưng giờ đây khi bước vào thời đại đổi mới, thời đại công nghiệp hóa, cuốn sách này không còn hoàn toàn đúng vì có một vài tư tưởng đã bị thay đổi và có cái nhìn khác.

- Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, đó là những tác phẩm bất hủ mà giá trị của nó vẫn còn được giữ nguyên cho tới ngày nay.

+ Giá trị của những cuốn sách ngoài phản chiếu thời đại còn mang những giá trị nhân văn mà nó luôn đúng trong mọi thời đại. Những cuốn sách có được giá trị ấy là những cuốn sách tồn tại trường tồn với thời gian.

+ Dẫn chứng: 4 bộ tiểu thuyết kinh điển của Trung Hoa dưới thời nhà Đường là Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa  n), Hồng lâu mộng (Tào Thuyết Cần). Ngoài phản ánh thực trạng xã hội thời đại, ẩn sâu bên trong các tác phẩm còn là cách đối nhân xử thế, quy luật của cuộc đời, triết lý nhân sinh,...

+ Các tác phẩm văn học dân gian nước ta: ca dao, tục ngữ,... những kinh nghiệm dân gian được đúc kết lại và vẫn còn đúng cho tới ngày hôm nay.

c. Bàn luận mở rộng.

- Sách là sự phản ánh của thời đại. Có thể đến một lúc nào đó nó không còn phù hợp nhưng không bao giờ là vô dụng. Bởi lẽ nếu không có tác dụng giúp ta học hỏi được tri thức mới thì cũng còn rất nhiều tác dụng khác: lưu giữ nét văn hóa của một thời đã qua, nhìn nhận được những sai lầm mà thời đại trước đã mắc phải,...

- Chăm đọc sách dù là sách gì cũng đều đáng quý điều quan trọng chúng ta cần phải biết được giá trị của quyển sách đó nằm ở đâu.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Trường PT Năng Khiếu - 2020

Câu 1 (4,0 điểm): 

“Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi

Có con người sống mà như qua đời”

(Nguyễn Trọng Tạo, Đồng dao cho người lớn, trích trong tập thơ cùng tên, Nxb Văn học, 1994)

Từ những suy ngẫm về mối quan hệ giữa các hình tượng (cánh rừng - con người), hãy viết một bài nghị luận xã hội trình bày một vấn đề mà anh/chị rút ra được từ hai câu thơ trên.

Câu 2 (6,0 điểm):

"Trong văn chương lâm nguy, Tzvetan Todorov kể lại câu chuyện của Charlotte Delbo, một nữ tù nhân bị giam trong xà lim của Đức Quốc xã đã lén lút đọc các tác phẩm văn học do người bạn tù thả xuống từ cửa sổ. Trong những năm tháng tăm tối nhất của đời mình, Delbo phát hiện rằng: “Những nhân vật do nhà văn sáng tạo nên còn thật hơn cả những người bằng máu thịt, vì họ vô tận. Cho nên họ là bạn, là người đồng hành của tôi, là kẻ mà nhờ đó, chúng ta liên hệ với người khác trong cái móc xích nhân loại và móc xích lịch sử".

(Theo Văn chương lâm nguy, T. Todorov, Nxb Văn học, Hà Nội 2010, trang 6667)

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên? Hãy chọn một vài nhân vật văn học để làm rõ ý kiến của mình.

Hết

1 524 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: