Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,097 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là tự sự .

Câu 2. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

Câu 3.

Biện pháp tu từ : Liệt kê

Tác dụng :

+ Tăng hiệu quả diễn đạt , hiệu quả biểu đạt nội dung .

+ Thể hiện rõ ràng cuộc sống của gia đình cậu bé và những người ở quê.

+ Mang hàm ý tuy người nghèo không đầy đủ vật chất nhưng họ có đầy đủ tình cảm và hưởng thụ cuộc sống .

Câu 4.  Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình.

- Lý giải:

Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu về vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn là những giá trị đích thực giúp cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa. Đó cũng là những điều giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó mới chính là giá trị là sự giàu có của con người.

II. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

*Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

*Bàn luận

- Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

- Bày tỏ ý kiến: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt quan trọng vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh...

- Bàn luận mở rộng: Hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

*Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại tầm quan trọng và ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2.

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

- Dẫn dắt vào 2 khổ thơ.

II. Thân bài:

* Hoàn cảnh ra đời:

– Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ tại Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

* Phân tích

Khổ 1:

– 2 câu thơ đầu: Thời gian ra khơi của đoàn thuyền

+ Mặt trời so sánh với “hòn lửa” → khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu, dù là thời khắc của ngày tàn những hình ảnh đoàn thuyền ra khơi vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống.

+ Ẩn dụ “sóng – cài then”, “đêm – sập cửa” → màn đêm đang dần buông xuống

– Khi vạn vật đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có đoàn thuyền là căng tràn sức sống, hăng hái lên đường

– 2 câu thơ sau: không khí ra khơi vui tươi, sôi nổi đầy hứng khởi

+ Từ “lại” → Nhấn mạnh đến nhịp công việc quen thuộc, lặp lại hàng ngày của người dân làng chài.

+ “Câu hát” cùng “gió khơi” và con người với thiên nhiên như đang hòa làm một.

→ Khổ thơ thứ nhất với sự vui tươi cùng hình ảnh thiên nhiên tráng lệ đã thật sự mở ra một bức tranh, một hành trình ra khơi mới

Khổ 2:

- Hai câu thơ đầu:

+ "Hát rằng": gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.

+ Thủ pháp liệt kê: "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.

- Câu thơ "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng":

+ "Đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục.

+ Không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông.

+ Gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng.

+ Thể hiện được không khí lao động hăng say của người lao động

- Câu thơ kết thúc khổ thơ:

+ Câu thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá

+ Ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài.

*Nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

- Họ là những con người lao động mới, là những người có tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động và luôn có niềm hi vọng, ước mong đánh bắt được nhiều hải sản.

- Họ là những người dân bình dị nhưng mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ với những vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn và sức mạnh trong công cuộc chinh phục biển cả.

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của 2 đoạn thơ.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

1 1,097 05/05/2023
Mua tài liệu