Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 691 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Phép liên kết: lặp - “tiền bạc”

3. Nội dung chính : Hạnh phúc đơn giản của cha mẹ là con cái được khỏe mạnh , bình an chứ không phải hư vinh, tiền bạc.

4. Qua chia sẻ của tác giả, em thấy điều mình cần làm những việc để thể hiện lòng hiếu thảo là: cố gắng chăm sóc tốt cho bản thân, chú ý tới sức khỏe của chính mình để bố mẹ có thể yên tâm khi nghĩ tới chúng ta. Cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng. Giúp đỡ cha mẹ những công việc trong khả năng của mình.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở đọan: Dẫn dắt vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình với mỗi người

2. Thân bài

- Gia đình là nơi mỗi con người sinh ra và lớn lên, nơi có những người thân thương, luôn quan tâm, chăm sóc chúng ta. Ở đâu có cha mẹ, người thân yêu, đó chính là gia đình.

- Vai trò của gia đình là:

+ Là nơi mỗi con người sinh ra, lớn lên, được tu dưỡng về cả tâm hồn và thể chất

+ Là nơi ta được nhận tình yêu thương vô bờ bến của người thân, ông bà, cha mẹ

+ Con người lớn lên sẽ phải trải qua vô vàn khó khăn thử thách ngoài cuộc sống, gia đình luôn là hậu phương vững chắc để họ có động lực phấn đấu, vươn lên

+ Gia đình luôn là nơi dang rộng vòng tay đón con người trở về sau những thất bại, khó khăn

+ Gia đình tiếp cho con người nhiều niềm tin, sức mạnh tinh thần trong cuộc sống

- Vẫn có những người không quan tâm tới người thân, ông bà, cha mẹ, sống ích kỉ, không có tình cảm, không có ý thức xây dựng gia đình

- Mỗi người cần có ý thức, trách nhiệm xây dựng gia đình.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác gia Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

- Nêu cam nhân chung về nội dung chính của hai khổ được trích dẫn

2. Thân bài

a. Khổ 1

* 2 câu thơ đầu:

“Mặt trời xuống biển như hòn đưa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Nhà thơ đã khéo léo dùng những hình ảnh cụ thể sinh động “mặt trời” “biển” “sóng” kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để tạo nên một khung cảnh thời gian đang biến chuyển về đêm.

- Hình ảnh mặt trời rực rỡ như hòn lửa đang lặn dần trong mặt biển báo hiệu một ngày đã trôi qua và cũng như muốn nhường cho mặt biển ấy một hoạt động lúc vào đêm. Chỉ với biển, với sóng, tác giả tạo nên một sự nhân hóa vừa mang nét kì bí vừa như khép lại một thế giới này để rồi mở ra một thế giới khác cũng đẹp và huyền ảo của biển đêm.

- “cài then” “sập cửa”, những hành động nghỉ ngơi lại được thực hiện bởi “sóng” “đêm” bởi đó chính là điều kiện mà con người nơi đây đã sống: gần biển, trên biển.

* 2 câu thơ sau:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

- Tác giả đã khéo lồng vào chữ “đã” (cài then) của câu thơ trên với chữ “lại” ra khơi ở câu dưới một sự so sánh về ý nghĩ thật kín đáo: vũ trụ đã nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng cũng vào thời điểm ấy “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”.

- Những người đánh cá trên đoàn thuyền ấy đã cho thời điểm thích hợp với công việc mặc cho nó ngược lại với quy luật vũ trụ, bởi họ là những người lao động, sống để lao động và mang theo quyết tâm chinh phục thiên nhiên cùng với công việc của mình: công việc đánh cá trên biển. Vì thế chuyến đi của họ tràn đầy lời ca tiếng hát, nhiệt huyết hăng say lao động.

- Vì khí thế của những người ra đi hăng say như thế nên tác giả đã dùng một hình ảnh thật đẹp và nên thơ, lời ca tiếng hát hào hùng đã cùng với gió khơi làm căng buồm kéo nhanh con thuyền đi ra khơi hoạt động. Khi ra đi, những người đánh cá đã mang quyết tâm đó, họ đã hát lên bài ca lao động hào hùng. Họ, những con người hiên ngang, ra đi giữa biển, phục vụ đời sống con người.

b. Khổ 2

* 2 câu thơ đầu:

“Câu hát căng buồm cung gio khơi

.....

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

- Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá.

- Nếu như ở khổ thơ đầu, sau khi màn đêm bao trùm trên biển thì con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ

- Những người dân chài đang “chạy đua cùng mặt trời”. Không còn là sự nối tiếp của nhịp sống thiên nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ song song, đua tranh.

- Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng.

- 2 câu thơ sau:

“Mặt trời đội biên nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi”

- Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá “mặt trời đội biển” đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang “màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng cùng bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng.

- Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước.

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Tái hiện thành công vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, lãng mạn của biển cả và những người lao động mới.

+ Khám phá, ngợi ca: Sự giàu có, hào phóng của thiên nhiên, đất nước và tầm vóc lớn lao của nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Ngòi bút tràn đầy cảm hứng vũ trụ, sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên.

+ Hình ảnh phong phú.

+ Âm hưởng lạc quan phơi phới.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.

Câu 3. Nội dung đoạn trích: Tác động của ô nhiễm môi trường và lời kêu gọi bảo vệ Trái Đất. 

Câu 4. Đây là câu hỏi mở, học sinh đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề được đặt ra trong câu hỏi và có lý giải phù hợp.

Gợi ý: 

- Nếu đồng tình với ý kiến thế hệ tương lai phải trả giá cho những hành động phá hoại môi trường của con người hiện tại, cần nêu được: Chính những hành động ấy sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra thiên tai, lũ lụt cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tác động xấu đến sức khỏe con người...

- Nếu đồng tình với ý kiến thế hệ tương lai sẽ biết ơn những hành động bảo vệ, cải thiện môi trường, Trái Đất ngày hôm nay, cần nêu được: Những hành động ấy đang góp phần làm cho cuộc sống xanh - sạch - đẹp hơn; góp phần bảo vệ cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng sau này.

II. LÀM VĂN

1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Là đoạn văn đầy đủ dung lượng.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Chia sẻ những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tươi đẹp hơn.

b. Triển khai vấn đề

- Giải thích: Những việc làm để Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn là những hành động cụ thể, thiết thực của bản thân để Trái Đất - môi trường trở nên tốt đẹp hơn hiện tại.

- Thực trạng hiện nay: ô nhiễm môi trường tăng mạnh gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

- Mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường thể hiện bằng những hành động cụ thể:

+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp về bảo vệ môi trường.

+ Tích cực tham gia hoạt động của đoàn thể, nơi em sinh sống trong việc dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ phố.

+ Nâng cao ý thức tự giác của bản thân và những người xung quanh về việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phân loại rác thải.

+ Hạn chế sử dụng rác thải nhựa, bao bì ni lông; dùng những vật dụng thân thiện với môi trường, dễ phân hủy.

+ Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong sinh hoạt.

+ Lên án, phê phán những hành động xấu, gây ô nhiễm môi trường…

Câu 2.

1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ 3, 4 của bài thơ Đồng chí.

b. Triển khai vấn đề

b. 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn thơ và vấn đề nghị luận.

b.2. Thân bài

* Đồng chí là cùng nhau sẻ chia mọi gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

- Trong những kỉ niệm thời quân ngũ, người lính nào cũng từng chứng kiến và trải qua những cơn sốt rét ác tính. Rừng thiêng nước độc và cuộc sống kham khổ, thiếu thốn đã khiến người lính phải đối mặt với bệnh tật không có thuốc men cứu chữa. Khi ấy, tình đồng chí, đồng đội đã giúp họ có đủ sức mạnh vượt lên bệnh tật và cái chết.

- Những câu thơ đối ứng sóng đôi: “Áo anh rách/Quần tôi có vài mảnh vá” đã diễn tả chồng chất những thiếu thốn vật chất mà người lính phải trải qua. 

- Chính trong gian khổ, những người lính lại sáng lên nụ cười lạc quan: “Miệng cười buốt giá”. Họ xích lại gần nhau trong cái nắm tay giao cảm thay lời muốn nói: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm của tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh của “Chân không giày”, chiến thắng thời tiết của những đêm “rừng hoang sương muối”, chống chọi với những trận “sốt run người” để đi đến thắng lợi.

- Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi liền với nhau: có khi đứng chung một câu thơ, có khi lại sóng đôi theo từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, sẻ chia của những người đồng đội. 

=> Đoạn thơ đã khắc họa tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày thật cụ thể, cảm động. 

* Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí

- Câu thơ đầu tiên khắc họa thiên nhiên khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc. Sương muối phủ đầy trời đông, làm buốt tê da như những mũi kim châm vào da thịt người lính. 

- Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh những người lính “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 

+ Hai từ “cạnh” và “bên” nhấn mạnh tư thế kề vai sát cánh, đoàn kết gắn bó của những người lính. 

+ Họ “đứng cạnh bên nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm để truyền trao hơi ấm, giữa cái căng thẳng của những giây phút chờ giặc tới để làm điểm tựa tinh thần cho nhau, giúp nhau vượt lên trên sự hiểm nguy của hòn tên, mũi đạn. 

+ Từ “chờ” cho thấy tư thế chủ động, bình tĩnh, tự tin đón đánh địch của người lính. 

- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc, vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng: “Đầu súng trăng treo”.

+ Trong những đêm phục kích chờ giặc, trước mắt tác giả chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật ấy quyện vào nhau tạo thành hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo. 

+ Súng biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” lại biểu tượng cho hòa bình, cho những vẻ đẹp mơ mộng và lãng mạn. Súng là gần, trăng là xa; súng gắn bó với người chiến sĩ, trăng biểu tượng cho tâm hồn của người thi sĩ. 

=> Sự hòa hợp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của người lính; vừa nói lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: cầm súng để bảo vệ độc lập, tự do, hòa bình, hạnh phúc mang lại một tương lai tươi sáng…

b.3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. 

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên - 2020

Sở GD&ĐT Thái Nguyên

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

... Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) 

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.

Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt?

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 – 5 dòng)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) về ý nghĩa của việc giữ lời hứa,

Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa,

(Trích Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2010)

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: PTBĐ nghị luận

Câu 2: Phép nối bằng quan hệ từ "nhưng"

Phép lặp bằng từ "thói quen"

Câu 3: Thói quen tốt: luôn đúng hẹn, luôn dậy sớm, giữ đúng lời hứa, luôn đọc sách...

→ Đây là thói quen tốt vì nó không gây phiền hà, khó chịu cho người khác, đồng thời đem lại cách lợi ích tốt cho bản thân người thực hiện.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến đó. Bởi có rất nhiều trường hợp như vậy trong thực tế. Rõ ràng họ biết đó là một thói quen xấu, ảnh hưởng đến người khác và bản thân mình. Tuy nhiên họ không tha đổi được. Bỏi vì đó là một thói quen đã ngấm sâu vào cơ thể, họ làm điều đó như một bản năng. Đồng thời, bản thân họ cũng chưa thực sự muốn từ bỏ thói quen đấy. họ sẽ xin lỗi người khác khi thói quen xấu này ảnh hưởng đến mọi người, nhưng lại vẫn duy trì điều đó.

Phần 2: Làm văn

Câu 1: HS không viết quá dài (chỉ từ 15 đến 20 dòng)

1- Mở đoạn

Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: ý nghĩa của việc giữ lời hứa

2- Thân đoạn (có dẫn chứng cụ thể cho từng luận điểm)

- Giải thích: lời hứa là gì?

- Khi nào thì chúng ta đưa ra lời hứa hẹn với người khác?

- Biểu hiện, hình thức của những lời hứa?

- Ý nghĩa, giá trị của việc giữ lời hứa (trọng tâm):

+ Với chính người hứa

+ Với người được hứa

+ Với các mối quan hệ trong cộng đồng

- Hệ quả của việc không giữ gìn lời hứa

- Thực trạng của việc giữ lời hứa trong xã hội hiện nay.

- Làm thế nào để giữ lời hứa của mình

- Liên hệ bản thân

3- Kết đoạn

-Tổng kết lại quan điểm của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa.

Câu 2:

1- Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Truyện Kiều, nhà văn Nguyễn Du và 2 đoạn thơ cần phân tích.

2- Thân bài

a- Đoạn thơ trích trong Cảnh ngày xuân: miêu tả khung cảnh ngày xuân

- Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:

+ hời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

+ Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”

⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau

- Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ

+ “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống

+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi

⇒ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống

b- Đoạn thơ trích trong Kiều ở lầu Ngưng Bích: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều

- 4 câu thơ đầu: bức họa về hoàn cảnh, không gian nơi Thúy Kiều ở: Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều

+ “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ở nơi đây, con người đã chẳng còn mong chờ đến tuổi thanh xuân nữa

+ “Non xa- trăng gần” đối nhau: tạo không gian xa rộng, nơi đây Kiều không có một người thân quen

+ Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn không một bóng người,

+ Cảnh vật vốn có đường nét, màu sắc nhưng lại không đẹp, đã vậy còn gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp

⇒ Ở đây tác giả sử dụng vô cùng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- 2 câu thơ sau: tình cảnh tội nghiệp, tủi hổ của Kiều

+ Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây

+ Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: chỉ thời gian tuần hoàn khép kín, một mình Kiều nơi đây làm nổi bật nỗi bơ vơ

+ So sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tâm lòng”: nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình

⇒ Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều

c. Liên hệ hai đoạn thơ

- Cùng là miêu tả khung cảnh thiên nhiên, nhưng có sự đối lập rõ ràng:

+ Đoan thơ trích ở Cảnh ngày  xuân mang màu sắc tươi vui, sinh động, tràn đầy sức sống

+ Đoạn thơ trích trong Kiều ở lầu Ngưng Bích mang vẻ hoang vắng, y buồn, ảm đạm.

⇒ Bởi tác giả sử dụng bút pháp tả cạnh ngụ tình (bút pháp đặc trưng của VHTĐ), bởi hoàn cảnh của nhân vật sẽ ảnh hưởng đến thiên nhiên, thiên nhiên được miêu tả để làm phương tiện truyền đạt những cảm xúc, tâm tình của nhân vật, đúng như câu "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

3- Kết bài

- Tóm lược lại những cảm nhận, suy nghĩ của em về 2 đoạn thơ được trích

- Chú ý những đặc sắc nội dung, nghệ thuật tiêu biểu

- Liên hệ đến những tác phẩm thơ thuộc VHTĐ có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình mà em biết.

1 691 05/05/2023
Mua tài liệu