Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 787 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1. Đọc hiểu:

a) Từ chỉ màu sắc: xanh biếc

b) Tiếng chim reo, tiếng dế, tiếng cuốc.

c) Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo Xuân Quỳnh trước dòng chảy của tháng năm và mùa hạ - tuổi trẻ của chính mình. Hỏi nhưng đồng thời là sự khẳng định: mặt đất chỗ nào màu xanh chỗ đó vẫn là biển, quả ngọt ngào vẫn thắm thiết mang sắc màu của hoa; con người cũng thế, dù năm tháng đã đi qua nhưng những khát khao, những mơ ước mãi vẫn còn không thể mất.

d) Nêu cảm nghĩ gì về những màu hạ đã đi qua tuổi thơ của bản thân.

Gợi ý: Đoạn trích đã gợi cho em những cảm nghĩ về mùa hạ là:

- Mùa hạ gợi nhớ trong em về một tuổi thơ tràn ngập màu sắc, âm thanh, tràn ngập niềm vui..

- Mùa hạ ấy cũng gắn với biết bao kỉ niệm về tuổi thơ với gia đình, bạn bè,...

- Không chỉ vậy, những kỳ nghỉ hè còn đem đến cho em những bài học để làm người, để rèn luyện bản | thân: giúp đỡ gia đình, học tập, rèn luyện bản thân.

Câu 2.

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi.

b. Yêu cầu nội dung: Xác định vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống. Kết hợp các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề

* Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống.

* Thân bài:

- Giải thích niềm đam mê: Đam mê là sự yêu thích, hăng say theo đuổi 1 sở thích nào đó.

-> Con người cần có đam mê và luôn phải cố gắng nuôi dưỡng những niềm đam mê đó.

- Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ.

+ Việc nuôi dưỡng những niềm đam mê sẽ tạo ra động lực để con người vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống.

+ Việc nuôi dưỡng đam mê giúp con người luôn sống với lý tưởng, cuộc sống sẽ trở nên có mục đích, ý nghĩa hon.

+ Việc nuôi dưỡng những đam mê giúp con người trở nên nhiệt huyết, rèn luyện được nhiều đức tính tốt, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh.

- Cần làm gì để nuôi dưỡng niềm đam mê:

+ Học cách kiên nhẫn với niềm đam mê của mình, không từ bỏ khi gặp khó khăn,

+ Luôn nhớ đến những lý do bắt đầu những đam mê đó

- Liên hệ mở rộng

+ Phê phán những người sống không có đam mê hoặc để đam mê của mình tắt dần theo thời gian.

+ Nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê đồng nghĩa với việc phải cố gắng nỗ lực để biến đam mê đó thành hiện thực.

* Kết bài: Đúc kết lại vấn đề.

Câu 3. 

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.

- Tóm tắt lại nội dung chính của tác phẩm.

- Khẳng định vị trí, vai trò của anh thanh niên trong tác phẩm.

a. Công việc của anh thanh niên

- Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể về công việc làm của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.

- Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

- Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.

b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.

- Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.

- Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.

- Anh là một người biết tạo niềm vui sống cho mình, một cuộc sống hết sức ngăn nắp, sạch sẽ:

+ Căn nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách,...

+ Bồi dưỡng tâm hồn cho mình bằng việc đọc sách.

- Anh là người hết sức chu đáo, cẩn thận, nhìn thấy cô gái đứng cạnh giá sách, anh liền mang tách trà đến cho cô.

=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước

3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nghệ An - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1

a. Câu chủ đề của đoạn văn: (1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai.

b. Thành phần biệt lập tình thái: “dường như”.

c. Từ láy trong câu (6): “nhẹ nhõm”, “nhỏ nhoi”.

d. Nội dung đoạn văn:

Đây là một câu hỏi mở. Học sinh nêu cách hiểu của cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:

- Từ đặc điểm đẹp đẽ mà mau tàn của cây lau sậy, tác giả bộc lộ tình yêu với cái đẹp và suy tư về thái độ sống hết mình.

- Sự tiếc nuối và trân trọng cái đẹp.

- Lựa chọn thái độ sống tích cực, không chìm đắm trong danh lợi.

Câu 2

1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Đại dịch COVID-19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.

b. Triển khai vấn đề

* Giải thích

- Thói quen là những hành động có tích lặp đi lặp lại trong đời sống, trở thành một phần tích cách của con người.

- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc.

Thói quen được hình thành do tác động của hoàn cảnh sống. Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.

* Bàn luận

- Nhiều thói quen đã được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn

+ Dạy và học chủ động hơn: Chuyển từ cách dạy và cách học truyền thống sang dạy và học trực tuyến, yêu cầu giáo viên và học sinh phải làm việc nhiều hơn, phải chủ động và tích cực hơn.

+ Chọn lối sống đơn giản, hướng đến giá trị thực sự cần thiết: không tụ tập sau giờ làm tiết kiệm thời gian và tài chính. Người dân hạn chế tụ tập ở những tụ điểm giải trí đông người: quán bar, quán hát…

+ Có nhiều thời gian để quan tâm và hiểu nhau hơn, tăng sự tương tác và biết quý trọng thời gian dành cho nhau, tạo ra sự gắn kết gia đình nhiều hơn, đồng thời hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tập thể dục, tự giải trí ở nhà…

+ Nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

- Nhiều thói quen tiêu cực cũng xuất hiện

+ Trì trệ trong đời sống cá nhân, lười lao động, vận động.

+ Tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ.

* Bài học nhận thức và hành động

Cần tỉnh táo để nhận biết đúng – sai và duy trì các thói quen tích cực.

Câu 3

1. Về hình thức

- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.

- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Tình huống gặp trăng giúp con người thức tỉnh.

b. Triển khai vấn đề

b.1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vị trí, nội dung của đoạn thơ cần cảm nhận

b.2. Thân bài

* Tình huống con người gặp lại vầng trăng

- Nhà thơ đã đặt con người vào một biến cố thường thấy trong đời sống đô thị: “Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om”.

- Động từ “vội” diễn tả chân thực khao khát giải phóng, mở cửa tâm hồn của con người trong không gian tối tăm, tù túng.

- Biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ “đột ngột vầng trăng tròn” gợi cảm giác ngỡ ngàng, bất ngờ của con người khi gặp lại vầng trăng.

Khổ thơ là một bước ngoặt quan trọng: thức tỉnh tâm hồn của người lính.

* Cuộc gặp gỡ giữa con người và vầng trăng

- Điệp từ “mặt” gợi giây phút con người đối diện với vầng trăng. Trong phút chốc, vầng trăng đã gọi về trong tâm trí người lính bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

- Từ láy “rưng rưng” diễn tả chân thực nỗi xúc động, bồi hồi của con người khi gặp lại gương mặt thân quen của người bạn tri kỉ, tình nghĩa.

- Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, soi vào chính mình:

+ Giọng thơ trầm lắng, chậm rãi cùng các điệp ngữ như dồn về những lớp sóng của hoài niệm.

+ Những không gian quen thuộc “đồng, sông, bể, rừng” hiện về trong tâm tưởng nhân vật trữ tình, nhắc nhở về một thời thơ ấu, thời trưởng thành, thời chiến tranh… từng gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, đất nước.

* Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ

- Thể thơ 5 chữ.

- Chỉ viết hoa chữ cái đầu trong mỗi khổ thơ.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật kết hợp với các từ láy gợi hình gợi cảm.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu cảm và tự sự…

b.3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

1 787 05/05/2023
Mua tài liệu