Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nam Định chính thức (2022) có đáp án
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nam Định chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nam Định chính thức (2022 + các năm) có đáp án
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nam Định - 2022
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Phần I. Tiếng việt.
Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3. D
Câu 4. C
Câu 5. C
Câu 6. B
Câu 7. D
Câu 8. A
Phần II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay nhân vật tôi nhận ra mình đã khác xưa:
- Lúc trước mơ về cảm giác được ngồi trong máy bay, giờ thấy khoảnh khắc đứng dưới đất nhìn máy bay lướt trên trời cũng rất tuyệt diệu.
- Lúc trước mơ về những vùng đất mới, những con người mới bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ khi bắt gặp giọng nói Việt Nam thân thương.
- Lúc trước mơ về những chuyến đi giờ mong cả những chuyến về.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Hạnh phúc của tôi còn là...)
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm. Tăng khả năng diễn đạt cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh quan niệm về hạnh phúc của tác giả, đó là hạnh phúc khi được trở về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi ấy chính là quê hương.
Câu 3:
Học sinh tự đưa ra bài học bản thân cảm thấy ý nghĩa nhất và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Bài học về trân quý những vẻ đẹp bình dị, đời thường.
- Bài học về tình yêu quê hương, đất nước.
Phần III. Tập làm văn
Câu 1
a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn.
b. Yêu cầu về nội dung:
*Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.
*Bàn luận
- Giải thích: quê hương xứ sở là nơi con người sinh ra và lớn lên.
- Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở:
+ Khi gắn bó với quê hương đất nước bản thân mỗi con người sẽ càng thêm yêu cội nguồn từ đó biết trân trọng và yêu thương đất nước mình.
+ Gắn bó với quê hương đất nước tạo ra động lực để con người nỗ lực cống hiến, xây dựng đất nước. Trong quá trình cố gắng ấy, con người tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn.
+ Gắn bó với quê hương đất nước giúp con người cảm nhận được hạnh phúc đến từ những điều giản dị xung quanh mình. Từ đó thêm yêu cuộc sống, cuộc sống cũng vì thế mà trở nên có ý nghĩa hơn.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán những người có tư tưởng xa rời quê hương nguồn cội.
+ Gắn bó với quê hương xứ sở nhưng vẫn luôn tiếp thu, học hỏi sự phát triển của nhân loại.
Câu 2:
1) Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:
- Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.
- Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.
- Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.
2) Thân bài
Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được tác giả diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống.
a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:
- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.
- Ở nơi tản cư:
+ Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
+ Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.
⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.
- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:
+ Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
+ Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.
b) Khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.
- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:
+ Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
+ Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
+ Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.
⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.
c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:
+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con
+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.
⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.
d) Đưa ra nhận xét về nghệ thuật
- Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.
- Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.
- Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.
3, Kết bài:
- Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:
+ Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.
+ Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nam Định - 2021
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
I. TIẾNG VIỆT
Câu 1: B
Cách giải: Mong muốn là từ ghép vì hai thành tố tách ra đều có nghĩa
Câu 2: D
Cách giải: Câu văn “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” là câu đơn:
Chủ ngữ: Mặt anh
Vị ngữ: hớn hở như một đứa trẻ được quà
Câu 3: C
Cách giải:
Xét về hình thức các câu trên được liên kết với nhau bằng phép thế. (Hắn ta thế cho Thần chết)
Câu 4: A
Cách giải: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ
Câu 5: A
Cách giải: Hai biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh (Mặt trời với hòn lửa) và nhân hóa (Sóng cài then)
Câu 6: C
Cách gải:
Phần in đậm trong câu trên là thành phần phụ chú nhằm giải thích thêm về Vũ Thị Thiết
Câu 7: D
Cách giải:
Quan hệ ý nghĩ giữa các vế câu ghép là quan hệ tương phản
Câu 8: B
Câu nói: Nói có sách mách có chứng nghĩa là: Nói đúng sự thật, có chứng cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Tôn trọng phương châm về chất.
II. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận
Câu 2:
Cách giải:
– Việc trích dẫn ý kiến của Kim Woo Chung: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ” – có tác dụng:
+ Làm văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
+ Nhấn mạnh, hãy sống có ước mơ và hoài bão. Vì khi có ước mơ, con người sẽ có động lực để làm thay đổi bản thân và thế giới.
Câu 3:
Cách giải:
“Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình” vì con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là dễ dàng, nó cũng không an toàn và nhẹ nhàng mà đầy chông gai thử thách, định kiến xã hội không phải lúc nào cũng đúng, cũng phù hợp với đạo đức, lẽ phải. Chúng ta cần có niềm tin vào lý tưởng, ước mơ của mình, đó là điều kiện tiên quyết để theo đuổi ước mơ và cũng là động lực để ta cố gắng mỗi lần gặp phải khó khăn trên hành trình.
III. LÀM VĂN
Câu 1:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của ước mơ.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới thành công. b. Phân tích
- Là kim chỉ nam cho mọi dự định, kế hoạch
- Thôi thúc con người hành động, củng cố thêm niềm tin và sự kiên định.
- Giúp con người huy động tối đa những năng lực, sở trường cũng như sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đặt ra.
- Làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Khi biết ước mơ nghĩa là con người biết được mình muốn gì, cần phải làm gì và làm như nào.
c. Chứng minh
- Đưa ra những tấm gương về những con người có ước mơ, hoài bão: Chủ tịch Hồ Chí Minh, NicVujic,…
- Ước mơ, hoài bão của học sinh --> thành công
d. Phản biện
- Trong xã hội ngày nay bên cạnh những người có ước mơ, hoài bão cũng có những con người không có ước mơ, sống mơ hồ, không có mục đích sống.
- Để cuộc sống trở nên ý nghĩa, để khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống, mỗi người cần có ước mơ, dám ước mơ và dám biến ước mơ ấy thành hiện thực
3. Kết bài
- Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Tác giả:
+ Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.
+ Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.
+ Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.
- Giới thiệu về đoạn trích: ba khổ thơ cuối bài đã thể hiện tình đồng đội keo sơn, gắn bó và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính.
2. Thân bài
a. Tinh thần bất khuất và tình cảm keo sơn của những người lính
- Từ trong mưa bom, bão đạn những chiếc xe nối đuôi nhau ra chiến trường, vượt qua núi cao vực sâu của Trường Sơn để về đây “họp thành tiểu đội”, những con người tự bốn phương chẳng quen biết nay đã trở thành bạn bè qua những cái bắt tay vội vã:
+ Hình ảnh cái nắm tay của người lính hiện lên chân thực, cảm động qua “cửa kính vỡ rồi”. Dường như ô cửa kính vỡ chẳng làm người lính bận lòng, trái lại nó lại càng làm cho họ có cơ hội gần gũi nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Cửa kính bỗng trở thành nhân chứng về sự gắn bó, đoàn kết của những người lính dọc tuyến đường Trường Sơn. Qua cái bắt tay nồng ấm họ trao cho nhau tình cảm thương mến, niềm tin, hi vọng vào một tương lai chiến thắng.
- Trong những giây phút dừng chân ngắn ngủi, họ cùng nhau: “Bếp hoàng cầm…gia đình đấy”
+ Tình đồng đội keo sơn gắn bó được thể hiện qua bữa cơm giữa rừng. Trong giây phút ấy họ chia sẻ bát cơm, chiếc đũa,… với nhau. Chính điều đó giúp họ xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người ruột thịt trong gia đình. - Tình cảm keo sơn đã tiếp sức cho các anh, nâng bước giúp các anh tiếp tục lên đường: “Võng mắc…trời xanh thêm”
+ Từ láy “chông chênh” gợi sự không chắc chắn, không vững vàng. Phải chăng đó chính là hình ảnh của con đường Trường Sơn gồ ghề bị tàn phá bởi bom đạn cùng với những chiếc võng lắc lư theo nhịp xe. Câu thơ đã cho thấy những trở ngại, khó khăn, hiểm nguy mà người lính phải đối mặt. Nhưng khí phách, ý chí chiến đấu của họ vẫn kiên định, vượt lên tất cả để họ “lại đi lại đi trời xanh thêm”.
+ Điệp từ “lại đi” lặp lại hai lần cho thấy sự chảy trôi, tiếp nối, gợi ra nhịp hành quân khẩn trương. Từ đó khẳng định tinh thần chiến đấu kiên cường, vững vàng của người lính.
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” lại cho ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới cũng là niềm hi vọng vào tương lai của ngày mai chiến thắng.
b. Ý chí chiến đấu vì miền Nam
- Ngay trong câu thơ đầu tác giả đã tái hiện hình ảnh những chiếc xe không kính, trải qua mưa bom bão đạn chiếc xe đã hư hại và bị biến dạng. Điệp ngữ “không có” được nhắc lại 3 lần không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn trần trụi của những chiếc xe mà còn tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến trường.
- Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng được chiếc xe chứ không thể làm thay đổi được ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ, xe “vẫn chạy vì miền Nam phía trước”:
+ Từ “vẫn” vang lên như một sự khẳng định đầy thách thức, hiên ngang của người lính, không gì có thể cản được sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe.
+ Tác giả sử dụng biện pháp đối lập lấy cái “không có” để khẳng định cái “có” đó là trái tim, một trái tim đầy sức mạnh. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” là một biểu tượng đẹp đẽ về vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người lính lái xe. Đó là trái tim cháy bỏng tình yêu nước, sôi trào ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Một trái tim đầy tinh thần trách nhiệm. Chỉ cần trái tim ấy người lính sẽ có đủ can đảm, dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn.
+ Trái tim đó đã trở thành nhãn tự của bài, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính, khẳng định chân lý của thời đại: điều làm nên chiến thắng không chỉ là những phương tiện hiện đại mà quan trọng hơn là ý chí, nghị lực, niềm tin vào chính nghĩa.
=> Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ sau, khiến ta không thể quên những thanh niên trong thời kì chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc, giàu giá trị biểu cảm: so sánh, hoán dụ, điệp từ,…
- Tình đồng đội keo sơn gắn bó như gia đình trong những năm tháng đấu tranh gian khổ.
- Tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tinh thần và ý chí chiến đấu, tình cảm gắn bó của những người lính và tài năng nghệ thuật của Phạm Tiến Duật.
- Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước.
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Nam Định - 2020
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Phần I.
Câu 1. D
Câu 2. B
Câu 3. A
Câu 4. B
Câu 5. A
Câu 6. D
Câu 7. B
Câu 8. A
Phần II.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2. vì cậu bé đã nhận được tình yêu thương, sự quan tâm rất đỗi chân thành, tự nhiên từ một cô gái nhỏ mà cậu gặp khi định xin đồ ăn.
Câu 3.
- Bài học: khi cho đi bằng tình yêu thương chân thành, ta sẽ nhận lại được sự chân thành, tình yêu thương gấp bội
Phần III
Câu 1
* Giới thiệu vấn đề: trao đi mà không ghi nhớ, nhận về mà không lãng quên
* Giải thích vấn đề
- Cho đi mà không ghi nhớ: khi giúp đỡ mọi người phải luôn xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim trân thành, không toan tính thiệt hơn.
- Nhận về mà không lãng quên: khi nhận được sự giúp đỡ của người khác phải ghi nhớ công ơn và báo đáp khi có cơ hội.
⟹ Câu nói đã khẳng định ý nghĩa của sự cho đi và nhận lại trong cuộc sống.
* Bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa:
+ Biết giúp đỡ người khác lúc khó khăn mà không đòi hỏi sự trả ơn là hành động nhân văn, đúng đắn.
+ Khi biết cho đi yêu thương ta sẽ nhận lại yêu thương từ những người xung quanh.
+ Cuộc sống, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi hơn khi ta biết cho đi, nhận lại, giúp đỡ và yêu thương nhau chân thành.
- Dẫn chứng
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Phê phán sự vô cảm.
- Cho đi và nhận lại không đồng nghĩ với thương hại và đòi hỏi được đền ơn.
- Liên hệ bản thân:
+ Thấy được tầm quan trọng của yêu thương, giúp đỡ mọi người.
+ Có những hành động thiết thực giúp đỡ cha mẹ, bạn bè,…
Câu 2.
Mở bài: Người nghệ sĩ không chỉ lắng nghe nỗi niềm của con người, mà còn biểu đạt nó một cách nghệ thuật, lời nhận xét này càng đúng đắn trong đoạn thơ:
"Xót người tựa cửa hôm mai:
..................
Ầm ầm tiếng sóng.
Thân bài.
1. Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ:
+ Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:
_ Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần
_ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.
_ Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.
-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai,gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.
=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.
Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.
2. Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.
– Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết:
+ Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ.
+ Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu.
+ Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
+ Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”,”ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng,yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.
Kết bài: Cảm nhận của em
Xem thêm các chương trình khác: