Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 529 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo đoạn trích, khó khăn hé lộ tài năng.

Câu 2. Phép lặp từ “họ”.

Câu 3. Câu nói có thể hiểu: Chúng ta không nên lặp lại những sai lầm đã mắc trước đó. Từ những sai lầm đó cố gắng thay đổi để không mắc lại những lỗi đó nữa.

PHẦN LÀM VĂN.

Câu 4.

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay.

*Bàn luận

a. Giải thích

Tinh thần vượt khó: sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống với một tinh thần, năng lượng tích cực. Là một con người và đặc biệt là giới trẻ, chúng ta cần có tinh thần vượt khó để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.

Người có tinh thần vượt khó sẽ tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan, từ đó, đường đi đến thành công sẽ được rút gọn hơn.

Tinh thần vượt khó, sẵn sàng đi tiếp sẽ mang đến cho con người những thành quả ngọt ngào sau bao nỗ lực, cố gắng và khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; khi vấp ngã không đủ tinh thần dũng cảm đứng dậy bước tiếp,… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

*Khái quát: vai trò, tầm quan trọng của tinh thần vượt khó; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

Câu 5. 

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

- Dẫn dắt khổ thơ: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động khi chuẩn bị ra khơi.

2. Thân bài: Khúc hát ra khơi.

* Khổ 1:

- Hai câu đầu: Đoàn thuyền ra khơi trong cảnh hoàng hôn (2 câu thơ đầu)

+ Phép so sánh “mặt trời xuống biển” ví như “hòn lửa” cho thấy màu sắc đỏ rực và hình dạng tròn đầy của mặt trời

+ Nhà thơ liên tưởng vũ trụ như ngôi nhà lớn với màn đêm là cánh cửa còn sóng biển là then cài

⇒ Vũ trụ đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi gợi sự bình yên, con người ra khơi vào thời điểm về đêm

- Hai câu sau: Dân chài cất cao tiếng hát tạo sự khỏe khoắn (2 câu thơ cuối)

+ Người dân chài ra khơi theo một tập thể- “Đoàn thuyền”

+ Từ “lại” cho thấy đó là một công việc thường xuyên, quen thuộc của họ, cứ màn đêm buống xuống thì họ lại ra khơi

+ Ẩn dụ “câu hát căng buồm” cho thấy câu hát cũng như có sức mạnh góp gió căng buồm đẩy con thuyền ra khơi

⇒ Vũ trụ bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ra khơi đánh cá với khí thế phơi phới và niềm vui đang chinh phục biển khơi

* Khổ 2: Câu hát thể hiện mong ước đánh nhiều cá và sự tự hào về sự giàu có của biển

- “ Cá bạc, cá thu” gợi sự giàu có phong phú của biển

- So sánh “cá thu biển đông như đoàn thoi” – từng đàn cá lao trên mặt biển như đoàn thoi mang ánh sáng lấp lánh dệt muôn luồng sáng trên tấm thảm biển

- Ẩn dụ, nhân hóa “đêm ngày dệt biển” tạo ra nhiều sắc màu chuyển động

- Nhà thơ cất tiếng gọi cá thật dịu dàng “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”: vừa là lời gọi vừa là niềm mong ước đánh được nhiều cá vừa xen cả sự lạc quan tươi vui và tự hào về biển.

3. Kết bài

- Khẳng định những giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: hình ảnh thơ đẹp, xây dựng bằng sự liên tưởng phong phú, âm hưởng mạnh mẽ, bút pháp lãng mạn xen hiện thực

- Là khúc hát ngợi ca con người lao động trên biển đồng thời là niềm say mê tự hào của con người làm chủ quê hương.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn - 2021

Phần Đọc hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ. Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trái nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bóng phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đả,... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.162-163)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm)

Chỉ ra từ biểu hiện phép lặp từ ngữ liên kết giữa hai câu văn sau: Ông nằm vất trên gường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em.

Câu 2 (0,5 điểm)

Theo đoạn trích, ông Hai có những mong muốn gì?

Câu 3: (1,0 điểm)

Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

Em hiểu như thế nào về nội dung những câu văn trên?

Phần Làm văn (8,0 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5 (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dong người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.58)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Đọc hiểu

Câu 1.

Phép lặp: ông

Câu 2.

Theo đoạn trích, ông Hai muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…

Câu 3.

Nỗi nhớ làng của ông Hai vô cùng sâu đậm, cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên.

Phần Làm văn

Câu 4.

Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Gợi ý:

1. Thiên nhiên là gì? Môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra cho con người như không khí, bầu trời, rừng, nước, động vật, thực vật… Con người sống và tồn tại không thể tách rời khỏi môi trường tự nhiên.

2. Ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

- Môi trường tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của con người.

+ Cây xanh nhờ có quá trình quang hợp, cung cấp khí oxi cho con người hô hấp, duy trì sự sống trên trái đất.

=> Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, khí cacbonic (CO2) , chế tạo ra tinh bột, các chất hữu cơ cần thiết cho cây và nhả khí ôxi (O2).

+ Thiên nhiên cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt, than…), lương thực, thực phẩm (ngô, khoai, sắn…), dược phẩm (Cây thuốc nam), cảnh đẹp .... phục vụ cho nhu cầu của con người.

+ Môi trường tự nhiên là không gian sống của con người và sinh vật.

+ Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật. Cung cấp nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, nước…

+ Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên. Tuy nhiên chức năng này là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

3. Con người phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên:

+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

+ Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

+ Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

+ Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

+ Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

4. Liên hệ rút ra bài học: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

Câu 5.

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.

- Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

* Phân tích hai khổ thơ đầu

Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.

+ Cách xưng hô “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

+ “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.

+ Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.

=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.

- Cảnh quang quanh lăng Bác:

"...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."

+ Hình ảnh hàng tre

Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.

Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.

Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.

=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.

+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.

+ Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.

=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng

- Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.

+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.

+ Hình ảnh "mặt trời"

“mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực : mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
“mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo : hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta.

- Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:

+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu.

=> Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác.

* Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2

- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết

- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ

- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.

- Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

c) Kết bài

- Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Lạng Sơn - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

Khởi ngữ: "còn mắt tôi thì"

Câu 2:

Là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ

Câu 3:

So sánh chiếc cổ đẹp, kiêu hãnh như bông hoa loa kèn. Đã giúp thể hiện được vẻ đẹp trong sáng, tự nhiên, tinh khôi, tươi tắn của cô gái, đồng thời thể hiện được sự tự tin, tự hão, đĩnh đạc của cô gái trong công việc của mình ở chốn hiểm nguy. Không khó khăn nào khiến cô trở nên rụt rè, sợ hãi, mà cổ cô, tâm hồn cô luôn thẳng đứng như những bông loa kèn.

Phần 2: Làm văn

Câu 1:

1. Mở đoạn

Dẫn dắt đi vào vấn đề chính cần bàn luận "từ bỏ thói quen xấu"

2. Thân bài: bàn luận theo các luận điểm chính sau (có dẫn chứng cụ thể)

- Thói quen xấu là gì? Biểu hiện.

- Hiện trạng của việc loại bỏ thói quen xấu hiện nay trong xã hội.

- Tác hại của những thói quen xấu đến bản thân mỗi người và cộng đồng

- Tại sao chúng ta cần phải loại bỏ các thói quen xấu.

- Ý nghĩa, tác dụng, vai trò của việc loại bỏ những thói quen xấu đến bản thân mỗi người và cộng đồng

- Nêu các biện pháp để loại bỏ thói quen xấu

- Liên hệ bản thân em

3. Kết đoạn

- HS tổng kết lại các quan điểm cảu mình và 1 lần nữa khẳng định việc cần thiết của loại trừ thói quen xấu.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, và đi vào giới thiệu nhân vật anh thanh niên với các vẻ đẹp tâm hồn của anh.

2. Thân bài

a. Giới thiệu tình huống truyện (ngắn gọn)

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

b. Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên (khái quát)

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

→ Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người (trọng tâm):

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

- Mở rộng liên hệ đến những con người có vẻ đẹp lao động khác trong các tác phẩm em biết.

1 529 05/05/2023
Mua tài liệu