Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Khánh Hòa chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Khánh Hòa chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,031 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Khánh Hòa chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Khánh Hòa - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm.

2. Nếu không có bầu trời thì: màu sắc thành vô nghĩa, trái đất không không nhà, trái đất mồ côi.

3.

Câu thơ trên có thể hiểu đôi mắt trẻ thơ chất chứa tương lai, niềm hi vọng của nhân loại. Đôi mắt ấy cũng như những vì sao sáng thắp lên niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai tốt đẹp.

4.

Học sinh lựa chọn thông điệp khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Thông điệp em muốn đưa ra để có cuộc sống tốt đẹp hơn đó là thế giới không còn chiến tranh.

- Vì: Khi thế giới không còn chiến tranh con người, đặc biệt là trẻ em sẽ được quan tâm và phát triển mọi mặt về y tế, giáo dục. Những trẻ em sẽ được sống trong cuộc sống yên bình, sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè. ....

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn 200 chữ.

b. Yêu cầu nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Những việc cần làm để xóa bỏ ngăn cách giữa người với người.

* Bàn luận:

- Khoảng cách giữa người với người là gì? Khoảng cách giữa người với người được hiểu là những khoảng trống giữa con người với nhau mà ở đó, con người không tìm được sự tương đồng, tiếng nói chung, sự gần gũi hay sự thông cảm.

- Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do đâu?

+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do sự xa cách về thời gian, không gian.

+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ khoảng cách thế hệ.

+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ giai cấp, mức sống, địa vị xã hội,...

- Làm thế nào để xóa bỏ khoảng cách giữa người với người?

+ Đối với những người thân yêu, chúng ta hãy cố gắng yêu thương nhiều hơn, cố gắng chia sẻ, cảm thông để xóa đi khoảng cách thế hệ, gắn kết những người thân lại với nhau.

+ Đối với các mối quan hệ xã hội, chúng ta hãy biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ từ đó thấu hiểu và chia sẻ với họ. Điều ấy sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa người với người

+Con người hãy học cách cho đi yêu thương, đặt cái tôi vị kỉ xuống để thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau. + Biết trân trọng những giá trị tinh thần, không vì vật chất mà có sự phân biệt, xa cách với người khác. + Sống bao dung, tích cực, trân trọng các mối quan hệ trong cuộc sống. Thường xuyên giữ liên lạc với người thân, bạn bè. Không để công việc bận rộn cuốn đi mà quên mất những người xung quanh mình. - Bàn luận mở rộng: + Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều người vì cuộc sống bộn bề mà dần tạo ra khoảng cách giữa những người thân bạn bè. Dần dần sẽ đánh mất những mối quan hệ quý giá. Điều đó sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên vô vị, tẻ nhạt và không có ý nghĩa.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:

+Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) và => Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người:

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

• Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.

• Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.

• Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp.

+ Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp:

• Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực.

• Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người.

• Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.

=>Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+Anh thanh niên đại diện cho người lao động.

• Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

• Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Khánh Hòa - 2021

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi
con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy
mẹ biết rất nhiều lần con ghét
mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy
trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy
tìm cách từ chối những ân cần...

Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân
nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ
con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả
mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng...

Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con biết không!

(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con..., Nguyễn Phong Việt, Sao phải đau đến như vậy, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2017, tr.64-65)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích.

Câu 3: Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:

mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có gốc rễ lo vun trồng...

Câu 4: Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em, điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2:

Phép liệt kê trong đoạn trích: Con vấp ngã, con ốm đau, con quấy khóc

Câu 3:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý: Hai câu thơ nói đến tình yêu thương vô điều kiện, sự chở che, vun đắp mà người mẹ dành cho đứa con của minh.

Câu 4:

Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

- Đáng trách phụ tấm lòng của cha mẹ, làm tổn thương đến những đấng sinh thành, bỏ lỡ đi tình cảm thiêng liêng nhất.

Cảm thông: Lứa tuổi chưa đủ trưởng thành, suy nghĩ chưa sâu,..... .

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề

II. Thân đoạn 

1. Giải thích

Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em... => Khẳng định tình yêu thương của bản thân đối với gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị)

2. Biểu hiện Cần làm gì để xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình?

Phải biết yêu thương trân trọng những người thân trong gia đình. Quan tâm đến cha mẹ là việc làm đầu tiên của người con có trách nhiệm với gia đình.

- Ra sức gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc của gia đình.

- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui

- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ

- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau

3. Ý nghĩa

Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc

Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng

Ông bà cha mẹ tự hào

4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:

Cố gắng học tập và rèn luyện

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

5. Phê phán:

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không xem trọng hạnh phúc gia đình. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân, không thực hiện các nghĩa vụ đối với gia đình, những người như thế thật đáng chê trách

III. Kết đoạn:

Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài :

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng - Với nhân vật chính là bé Thu . Một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.

2. Thân bài:

a. Luận điểm l: bé thu trong những ngày đầu gặp cha

*Lúc mới gặp cha:

- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác , lạ lùng.

- Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.

=> Sự hồn nhiên ngây thơ, ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi

*Những ngày ông Sáu ở nhà

- Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.

- Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.

- Không chịu gọi ba vào ăn cơm, thấy má giận nó chỉ nói trổng.

- Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.

- Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra, tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.

=> Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.

b. Khi bé thu đã nhận ra cha mình

- Nhận ra tình cha con thật chất, lòng vô cùng ân hận.

- Không còn bướng bỉnh, lạnh lùng.

- Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi => Lòng thương cha vô bờ bến, biết hối hận về những gì mình đã làm

3. Kết bài:

- Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.

- Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Khánh Hòa - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thành phần phụ chú: "nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống".

Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng: gia đình, Tổ quốc và những người đã yêu thương tác giả vô điều kiện.

Câu 3. Việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa: thể hiện sự trân trọng, đề cao tầm quan trọng, giá trị thiêng liêng của gia đình đối với mỗi con người.

Câu 4. “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em đó là hình ảnh đội ngũ y bác sĩ - những người ở tuyến đầu chiến đấu với dịch bệnh, những "thiên thần áo trắng" trong bộ đồ bảo hộ “kín mít” tạm gác lại tình thân và những giây phút quây quần bên gia đình trong ngày xuân năm mới để “trực chiến”, tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Đó là một trong những hình ảnh đẹp, việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong “chiến dịch” phòng chống Covid-12 những ngày qua.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Những ý chính cần triển khai:

- Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình, biết ơn đối với những thành quả lao động do cha ông để lại.

- Bàn luận vấn đề:

+ Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.

+ Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.

+ Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.

+ Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp: thờ cúng ông bà tổ tiên; ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ; ngày 20/11 tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô

+ Phê phán lối sống cá nhân, ích kỷ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất của con người.

+ Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phải biết phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kỳ vọng, mong đợi.

 

Câu 2:

Dàn ý tham khảo:

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải

+ Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

- Giới thiệu nội dung 2 khổ thơ đầu: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và đất nước

b) Thân bài

* Mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông)

+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

* Mùa xuân của đất nước

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và đất nước trong đoạn thơ.

1 1,031 05/05/2023
Mua tài liệu