Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hưng Yên chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hưng Yên chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,000 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hưng Yên chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hưng Yên - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Trả lời: -> Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?

Trả lời: Cuộc đời vĩ đại (CN) / không từ trên trời rơi xuống (VN).

-> Câu đơn

Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập phụ chú có trong câu văn:

Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.

Trả lời: - >Thành phần biệt lập phụ chú: (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách)

Câu 4 (0,5 điểm). Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn dưới đây? Nêu các từ ngữ thuộc phép liên kết ấy.

Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng.

Trả lời: Phép thế: "thành công" = "chúng"

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:

Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật.

Trả lời:

Điệp cấu trúc: "Ta muốn:

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả đoạn trích không? Vì sao?

Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến.

II. LÀM VĂN

Câu 2.

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt về 2 khổ thơ: khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính và hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.

II. Thân bài

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính

- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

-> Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh

=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.

2. Hình ảnh người lính lái xe

- Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

-> Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

- Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.

- Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

-> Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy

- Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn

+ Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo

+ Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất

+ Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”...

+ Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn

→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.

3. Nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của thế hệ trẻ qua 2 khổ thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

– Tinh thần ung dung, lạc quan trước mọi khó khăn gian khổ:

+ Coi những gian khổ, thiếu thốn của hoàn cảnh.

+ Giữa những gian khổ, họ vẫn ung dung, lạc quan, ngang tàng.

– Vẻ đẹp lý tưởng – chiến đấu giải phóng miền Nam: Vượt qua gian khổ, những người lính mang trong mình lý tưởng chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

III. Kết bài: Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hưng Yên - 2021

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.

Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó thuộc kiểu câu gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Câu 6 (1,0 điểm): Qua đoạn trích trên, anh/chị cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn diễn dịch (từ 8 đến 10 câu, trong đó có một câu sử dụng thành phần biệt cảm thán, gạch chân thành phần cảm thán) với câu chủ đề:

Tình yêu quê hương, đất nước là điều không thể thiếu trong mỗi con người.

Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2 (0,5 điểm): Hai từ láy có trong đoạn trích: lấp loáng, mới mẻ.

Câu 3 (0,5 điểm): Từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu: sông xanh biếc, nước gương trong, những hàng tre, lòng sông lấp loáng

Câu 4 (0,5 điểm):

Cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi(CN)/giữ mãi mối tình mới mẻ(VN).”

Thuộc kiểu câu trần thuật đơn.

Câu 5 (1,0 điểm):

- Biện pháp tu từ so sánh: Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng.

- Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa” – diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

Câu 6 (1,0 điểm):

Tác giả đã nhắc nhở bao người về vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương mình, qua đó kín đáo gợi mở tình yêu nước sâu nặng, bền chặt. Qua đó ta thấy nhà thơ luôn yêu và gắn bó với quê hương đất nước, tự hào về những nét đẹp bình dị và trong sáng của nó, nơi mà mỗi khi đi xa luôn canh cánh nhớ về, khắc khoải khôn nguôi.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1

Đoạn văn chỉ từ 8 - 10 câu nên các em đặc biệt lưu ý những ý sau:

- Giới thiệu được vấn đề: Tình yêu quê hương, đất nước là điều không thể thiếu trong mỗi con người.

- Giải thích được vấn đề: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

- Biểu hiện: tình cảm với người thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra, trong cả việc bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc....

- Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: giúp mỗi con người sống tốt hơn, ý nghĩa hơn, không quên nguồn cội; nâng cao tinh thần trách nghiệm và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

- Mở rộng: Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.

- Phản đề: Phê phán một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,...

- Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước (quan trọng, cần thiết,...). Đưa ra lời khuyên cho mọi người.

Câu 2

Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và truyện Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15 với thể loại truyện truyền kì.

+ "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục nổi tiếng của ông, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc.

- Giới thiệu khái quát nhân vật Vũ Nương: là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ nhưng phải chịu bi kịch bất hạnh của chế độ phong kiến.

Thân bài

* Khái quát về truyện Chuyện người con gái Nam Xương

- Hoàn cảnh ra đời: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền) của Nguyễn Dữ được viết vào thế kỉ XVI. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.

- Cốt truyện: Truyện kể về người con gái tên Vũ Nương thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

* Phân tích nhân vật Vũ Nương

- Hoàn cảnh sống:

+ Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ

+ Hoàn cảnh gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.

- Vũ Nương, người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

+ Là người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp

+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng

Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực.

Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.

=> Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

+ Người con dâu hiếu thảo:

Thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ chồng

Khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chạy chữa, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn để cho mẹ có thể vơi bớt đi nỗi nhớ thương và mong ngóng con.

Lo ma chay, tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất.

+ Người mẹ thương con hết mực:

Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh bé Đản và một mình gánh vác hết việc nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái.

Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản.

→ Vũ Nương là một người phụ nữ lý tưởng đầy đủ phẩm chất công – dung – ngôn – hạnh.

=> Nguyễn Dữ đã dành thái độ yêu mến, trân trọng đối với nhân vật qua từng trang truyện, khắc họa hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

- Bi kịch số phận bất hạnh, hẩm hiu:

+ Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do: Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương.

+ Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:

Cuộc sống hôn nhân với Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, để lại mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời.

Trong ba năm chồng đi lính, nàng phải thay chồng cáng đáng việc gia đình, chăm sóc con cái, phụng dưỡng mẹ già

Sự xa cách do chiến tranh đã tạo điều kiện nảy sinh hiểu lầm.

+ Nỗi đau, oan khuất:

Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.
 Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức, bảo toàn danh dự.

+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

→ Vũ Nương có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt.

=> Tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời rẻ rúng, chà đạp lên hạnh phúc của con người nhất là người phụ nữ.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

- Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật

- Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Bút pháp miêu tả nhân vật sinh động

*Tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng nhân vật người phụ nữ hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Vũ Nương cũng là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

Qua đó, tác giả đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.

Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Kết bài: Khái quát và khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hưng Yên - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

Câu 2 (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức

- Phép nối: và

- Phép lặp: "đôi mắt"

Câu 3 (1,0 điểm):

- cấu tạo ngữ pháp của câu: "Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường (vn)."

- xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”:

- Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.

- Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.

Câu 5 (1,0 điểm):

Qua đoạn nhật kí, ta thấy hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng cực khổ, đầy nguy hiểm: phải trải qua bom rơi, đạn nổ, thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu... Dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt.

II. Phần làm văn

Câu 1.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống

- Bàn luận về tinh thần lạc quan

+ Lạc quan là gì? Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai.

Biểu hiện của tinh thần lạc quan

Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

Luôn yêu đời

Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

+ Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

+ Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

+ Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

+ Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

- Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

+ Khẳng định thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua số phận

+ Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.

+ Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài

1. Khung cảnh mùa xuân

- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

+ Chim én đưa thoi

+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi

+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.

+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.

⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.

2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.

- Hội đạp thanh.

- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:

+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.

+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.

+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.

3. Đặc sắc

- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.

III. Kết bài: khung cảnh thiên nhiên được khắc họa tuyệt đẹp biết mấy qua bút phát tả cảnh của Nguyễn Du

1 1,000 05/05/2023
Mua tài liệu