Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hải Dương chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hải Dương chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 723 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hải Dương chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hải Dương - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU.

Câu 1. Đoạn thơ là lời của người cha nói với anh nói con.

Câu 2. Từ thể hiện tình cảm của người cha với “người đồng mình": "yêu lắm"

Câu 3.

- Nhân hóa:

+ Rừng cho hoa

+ Con đường cho những tấm lòng

Tác dụng : Khẳng định một sự hào phóng, bao dung của thiên nhiên, của quê hương. Nhằm làm nổi bật vẻ đẹp rừng núi, quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Qua đó, tác giả đã miêu tả tinh tế, ngôn ngữ thơ giàu tính hình tượng và gợi cảm.

Câu 4.

Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa:

- Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:

"Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".

+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.

+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.

+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…

=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của khó khăn thử thách trong hành trình để một con người trưởng thành.

- Khó khăn thử thách: là những điều không mong muốn mà mỗi chúng ta đều sẽ gặp phải trên hành trình trưởng thành.

- Ý nghĩa của những khó khăn thử thách trong hành trình trưởng thành của con người:

+ Khó khăn, thử thách tôi luyện ý chí của con người.

+ Khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện được sự kiên nhẫn, bản lĩnh vượt qua trở ngại.

+ Khó khăn thử thách giúp con người bước ra khỏi vùng an toàn, dám đối diện với chông gai của cuộc đời.

+ Khó khăn thử thách giúp con người tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm sống, những bài học quý giá trên hành trình trưởng thành.

+ ...

- Liên hệ bản thân, mở rộng.

+ Nếu không có sự cố gắng, tìm ra những bài học thì khó khăn thử thách sẽ trở thành những tảng đá ngáng chân chúng ta.

+ Khi gặp khó khăn thử thách không nản chí mà luôn tìm tòi, học hỏi từ những khó khăn ấy thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Câu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng.

- Giới thiệu nội dung nghị luận: tâm trạng ông Hai khi nghe làng theo giặc.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sống và tình yêu làng của ông Hai:

- Ông Hai phải đi tản cư, sống ở một nơi khác.

- Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng:

+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu

+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng => kể để nguội đi nỗi nhớ làng.

+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật...)

* Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

- Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:

+ Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?”

-->  Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tỉnh thần cách mạng của làng mình.

+ Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn: Cổ nghẹn đắng. /Da mặt tê rần rận. /Giọng lạc hẳn đi. /Lặng đi như không thở được...

=> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.

- Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

+ Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

+ Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm.

+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

- Rồi ông lại đi kiểm điểm từng người một, tự nói với chính mình làm sao những người ấy có thể thao Tây.

=> Nỗi đau đớn, xấu hổ, nhục nhã cứ thế lan tràn, gặm nhấm tâm can ông.

3. Kết bài

- Đoạn trích đã diễn tả lại được nỗi đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe làng theo giặc. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của ông.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hải Dương - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hải Dương - 2020

Sở GD&ĐT Hải Dương

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. (0,5 điểm)

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. (0,5 điểm) Các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm)

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

*Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

*Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.

Gợi ý:

- Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ..... xuất hiện ở mọi nơi

- Phản đề: Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng nhau để trục lợi cá nhân.

- Bài học: Phát huy tinh thần đoàn kết giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

Câu 2. (5,0 điểm)

Gợi ý:

Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà trong bài thơ Bếp Lửa được thể hiện trong: trích thơ

Thân bài: Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà

Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:

– “Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.

– Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”,bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: “bà bảo cháu nghe – Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Chính bà là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu nên người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.

-> Một loạt các từ ngữ “bà bảo”,”bà dạy”,”bà chăm” vừa diễn tả một cách sâu sắc tình thương bao la, sự chăm chút hết mình của người bà dành cho cháu, vừa thể hiện được lòng biết ơn của cháu đối với bà. Tình yêu và kính trọng bà của tác giả được thể hiện thật chân thành, sâu sắc: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

– Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về:

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Tu hú ơi! Chẳng đến ởcùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.

=> Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.

*Đặc sắc nghệ thuật:

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.

- Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.

- Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

Kết bài: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu.

1 723 05/05/2023
Mua tài liệu