Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 967 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh - 2022 (Mã đề 01)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Mã đề 01)

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ tự dọ

Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người”: Sống với đất chết lẫn vào cùng đất / Chỉ để lại nụ cười chân thật / Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Câu 3. Đưa ra ý kiến của bản thân, gợi ý : những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Qua câu hát đó, anh đã không ngừng nhắc nhở em phải biết ơn, trân trọng những người cho ta hưởng thành quả.

Câu 4.

- Biện pháp tu từ điệp từ: Cho....

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nội dung của những câu hát về những buồn vui trong cuộc sống. Qua những câu hát ấy bồi đắp thêm tình cảm gia đình trong mỗi chúng ta.

+ Tạo nhịp điệu cho bài thơ, tăng sức biểu cảm.

II. LÀM VĂN

Câu 1

* Nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.

* Bàn luận

* Giải thích tình yêu thương là gì?

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

+ Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh

+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.

* Biểu hiện của tình yêu thương

- Trong gia đình: Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ

- Trong xã hội: Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa; quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

* Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

* Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người

Câu 2.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu đoạn trích.

- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài

a. Công việc của anh thanh niên

- Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.

- Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.

- Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.

b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.

- Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.

- Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.

=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước

3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh - 2022 (Mã đề 02)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
Anh hát em nghe về những con người
Sống với đất chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người” như thế nào?

Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.

Câu 2 (3,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

[...] Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc."

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Mã đề 02)

(Tương tự mã đề 01)

Câu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa…, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bộ không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc:

+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.

+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:

+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.

+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

=> Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh.

- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh - 2021 (Mã đề 01)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Mã đề 01)

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh - 2021 (Mã đề 02)

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...

(Tố Hữu, Ta đi tới, Ngữ văn 8, tập hai, tr.113, Nxb GDVN, 2015)

a) Trong đoạn thơ, những từ nào thuộc trường từ vựng về thiên nhiên?

b) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.

c) Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.

Câu 2. (3.0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 300 chữ) thể hiện tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.

Câu 3. (5.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiến

Hót chỉ mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đây trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, tr.55,56, Nxb GDVN, 2017)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Mã đề 02)

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...

(Tố Hữu, Ta đi tới, Ngữ văn 8, tập hai, tr.113, Nxb GDVN, 2015)

a) Trong đoạn thơ, những từ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên: rừng cọ, đồi chè, đồng xanh, nắng, sông, bến nước.

b) Nội dung của đoạn thơ. Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp (màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng cọ, đồi chè, nương lúa), rực rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.

c) Biện pháp tu từ có trong hai câu thơ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” là liệt kê.

Hiệu quả: giúp gợi ra những cảnh đẹp thiên nhiên trải dài khắp đất nước Việt Nam.

Câu 2.

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.

*Phân tích và bàn luận

a. Giải thích

Tình cảm của em đối với quê hương, đất nước: đó là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

e. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

*Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 3

1. Tác giả:

- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

2. Tác phẩm:

- Được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

*Thân bài

1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu):

– Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác hoạ nhưng rất đặc sắc.

– Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế.

– Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong anhs áng xuân lan toả khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”.

– Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót chi… mà…”. Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

– Có thể hiểu câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.

– Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục.

2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp)

– Hình ảnh lộc xuân theo người ra tràn theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, 2 nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”

+ “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá nguỵ trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu diệt quân thù.

+ “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước.

+ “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao”. Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã đươcn mở rộng dần. Đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la.

3. Nghệ thuật đặc sắc:

– Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

– Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.

– Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước.

*Kết bài. Nêu cảm nhận chung của em

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh - 2020 (Mã đề 01)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Mã đề 01)

Câu Nội dung
1 a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b. Nội dung của đoạn thơ: miêu tả cảnh vật thanh bình của làng quê.
c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.
2 1. Giới thiệu vấn đề:

– Bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”: tinh thần đoàn kết

– Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhụt chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

– Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

2. Giải thích vấn đề

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

– “một cây” thì không thể làm “nên non”

– “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao

=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo

– “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết

– “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

3. Bàn luận vấn đề:

*Dẫn chứng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta

– Trong thực tế lịch sử: Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặc ngoại xâm, Bác Hồ có câu: “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”

– Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất, họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng…

*Bài học kinh nghiệm: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hồ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Bài học rút ra được từ câu tục ngữ: Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập và phấn đấu để cùng tiến bộ.

3 1. Giới thiệu chung

– Giới thiệu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

– Dẫn dắt trích thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe

2. Phân tích

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính

– Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận.

– Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

– Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.

+ Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ.

+ Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung” -> Tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”,”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua.

=> Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.

2. Hình ảnh người lính lái xe

* Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.

a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.

+ Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng.

– Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

+ Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.

+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm

Không có kính, ừ thì có bụi,

….

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!

3 Tổng kết: Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Tĩnh - 2020 (Mã đề 02)

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Gió Lào đuổi theo trăng 

đầu tháng chị Hằng treo chót vót 

em nhìn lên trời sao vằng vặc 

Bắc Đẩu, Nam Vương, Hoàng Hậu đâu rồi


Trăng tháng Năm không giống tháng Mười 

thương nhà nông ra đồng lúc xẩm tối 

chị Hằng chong đèn tay cầm quạt thổi 

gặt đi anh lúa chín chờ người

(Trích Trăng tháng 5 – Ngô Đức Hạnh)

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Nêu nội dung của đoạn thơ.

c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

Câu 2. (3.0 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 

Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.


Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, Tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Mã đề 02)

Câu Nội dung
1 a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b. Nội dung của đoạn thơ: hình ảnh vầng trăng tháng 5
c. Biện pháp tu từ nhân hóa “chị Hằng” làm tăng sức gợi hình, gợi cảm của câu thơ.
2 1. Giới thiệu vấn đề: thương người như thể thương thân” là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, là lối sống giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp hưn.

2. Bàn luận vấn đề

*Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

– Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

– Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

– Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

*Những biểu hiện

– Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

– Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”,..

– Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng hác giống nhưng chung một giàn”,…

– Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lối sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sống, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

– Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,… Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

Phản đề: vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

3. Kết thúc vấn đề

– Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

– Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

3 1. Giới thiệu chung

– Giới thiệu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

– Dẫn dắt trích thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe

2. Phân tích

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính

– Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận.

– Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

– Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.

+ Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ.

+ Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung” -> Tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”,”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua.

=> Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.

2. Hình ảnh người lính lái xe

* Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.

a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.

+ Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng.

– Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

+ Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.

+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm

Không có kính, ừ thì có bụi,

….

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có…”;”ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!

3 Tổng kết

Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

 

1 967 05/05/2023
Mua tài liệu