Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 610 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Đoạn trích trong tác phẩm Sang Thu

Tá giả: Hữu Thỉnh

0,25

0,25

2

Những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khác giao mùa: phả, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt.

0,5

3

- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hoá

- Tác dụng: gợi hình dung:

+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.

+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.

-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.

0,25

 

0,75

 

4

Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu của đề bài làm nổi bật được tình cảm của con (bé Thu) dành cho cha (ông Sáu).

- Hình thức: đảm bảo bố cục đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 -7 câu) có sử dụng một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết)

- Nội dung: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.

 

 

0,25

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

LÀM VĂN

7,0

1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

2,0

Yêu cầu chung: Hiểu đúng vấn đề, đáp ứng yêu cầu chung của đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về một vấn đề; bố cục rõ ràng, hợp lí, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng phù hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc…

 

Yêu cầu cụ thể:

 

a. Đảm bảo cấu trúc, hình thức đoạn văn

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậný nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Có thể theo hướng sau:

* Giải thích: Lạc quan là thái độ sống; Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra; Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

* Biểu hiện của tinh thần lạc quan: Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra; Luôn yêu đời; Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra.

* Bàn luận, mở rộng: 

- Ý nghĩa của tinh thần lạc quan:

+ Người có tinh thần lạc quan sẽ luôn được mọi người tin yêu.

+ Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người; giúp vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

+ Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc.

- Một số tấm gương về tinh thần lạc quan:

Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng; Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống; Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình.

- Cần phân biệt lạc quan với tự tin thoái quá, phê phán những người không có tinh thần lạc quan.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Cần rèn luyện tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

- Luôn tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống.

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt (không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp).

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận (thể hiện suy nghĩ sâu sắc, biết phản biện hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, giàu cảm xúc).

0,25

2

 Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam). Từ đó, trình bày suy nghĩ về tác động của chiến tranh đối với con người.

5,0

Yêu cầu chung:

 Đáp ứng đúng yêu cầu bài văn nghị luận về một vấn đề văn học; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; biết chọn và phân tích các dẫn chứng để làm nổi bật vấn đề.

 

Yêu cầu cụ thể:

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 

* Giới thiệu khái quát:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, truyện ngắn:

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của những số phận người dân Nam Bộ.

+ Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.

- Khái quát về nhân vật: Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu.

0,5

* Cảm nhận về nhân vật ông Sáu:

Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, cơ bản đáp ứng các yêu cầu sau:

2,5

 

a) Ông Sáu là người chiến sĩ cách mạng dũng cảm.

Ông Sáu đi kháng chiến chống Pháp 7,8 năm chưa một lần về thăm nhà mặc dù nhớ nhà, nhớ vợ con khôn xiết. Người chiến sĩ ấy đã luôn đặt nhiệm vụ đối với Tổ quốc, với kháng chiến lên trên tình cảm riêng tư…

  Như vậy, ông Sáu là người chiến sĩ có lòng yêu nước, dũng cảm, luôn biết hy sinh vì độc lập dân tộc. Đó cũng là vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng,của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh đau thương mà anh dũng.

0,5

 

b) Ông Sáu là người cha rất yêu thương con.

Thể hiện qua hai tình huống:

Tình huống thứ nhất: ông Sáu đi kháng chiến chống Pháp sau 7-8 năm mới được về thăm nhà nhưng bé Thu lại không nhận ba.

- Nỗi khao khát gặp con của ông Sáu:

- Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà:

- Giây phút cảm động khi bé Thu nhận cha:

* Tình huống thứ hai: ông Sáu làm cây lược tặng con nhưng chưa kịp tặng thì ông đã hi sinh. Tình huống này đã bộc lộ tình yêu con sâu nặng của người cha.

- Ở chiến khu, nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông luôn suốt nhiều ngày sau khi chia tay với gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận.

Ông làm cây lược bằng tất cả tình yêu thương con.

Trước lúc hi sinh, không thể trăng trối được điều gì, ông cố trao cây lược cho người đồng đội và chỉ đến khi tin rằng chiếc lược đó sẽ đến tận tay bé Thu ông mới nhắm mắt.

Như vậy , cả cuộc đời người cha đã dành cho con một tình cảm yêu thương sâu nặng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

* Nhận xét về nghệ thuật

- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.

- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba - người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.

- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.

0,25

Trình bày suy nghĩ về tác động của chiến tranh đối với con ngườichiến tranh mang đến cho con người những mất mát về vật chất và tinh thần, làm cho gia đình li tán, con phải mất cha…

 

0,75

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt (không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp)

0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận

0,25

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

Câu 2: Trong đoạn trích những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ là: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến

Câu 3:

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (ta làm) Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho bài thơ, nhấn mạnh ước muốn được cống hiến cho đời của nhà thơ.

Câu 4:

Học sinh có thể phân tích thông điệp mà bản thân cho rằng có ý nghĩa sâu sắc nhất, lý giải.

Gợi ý:

Thông điệp: Sự cống hiến âm thầm lặng lẽ dù là từ những điều nhỏ bé nhất cũng khiến cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn:

-Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cống hiền thầm lặng vì tình yêu

II. Thân đoạn:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến: là tự nguyện dâng hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.

-> Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trọng tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim...

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

- Dẫn chứng: Những chiến sĩ thầm lặng cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn, Đội ngũ y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch COVID-19,...

- Ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng:

+ Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho đất nước sẽ khiến cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.

+ Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung.

+ Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.

+ Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước.

c. Phản đề

- Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình

III. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"

- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI.

b. Phân tích nhân vật Vũ Nương

- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương

+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ

+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.

+ Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu

+ Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền Cuộc hôn nhân không bình đẳng về giai cấp: "vốn con kẻ khó" - "nhà giàu" Hôn nhân không có tình yêu và sự tự do.

+ Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh khiến cho vợ chồng xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm Chiến tranh là ngòi nổ cho thói ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh.

+ Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng. Bế tắc, nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức

=> Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật

+ Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại...

+ Yếu tố kì ảo, kịch tính và có thực.

→ Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ, để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc. c. Nhận xét tình cảm nhà văn dành cho nhân vật

- Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương nói riêng, người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung, nhận ra được những vẻ đẹp từ dung mạo đến nội tâm của họ

- Thấu hiểu những vất vả, bi thương của người phụ nữ: lột tả được số phận cay nghiệt, hẩm hiu - Thương cảm với những bi kịch xảy đến trong cuộc sống của nhân vật, xây dựng một cái kết tốt đẹp cho Vũ Nương …

3. Kết bài

- Khái quát lại những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương và tình cảm của nhà văn,

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam - 2020

Sở GD&ĐT Hà Nam

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN, 2019, tr.132)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

Câu 2. Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh chiếc xe được miêu tả qua những từ ngữ nào ? Những từ ngữ ấy gợi lên điều gì ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích.

Câu 4. Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận sâu sắc của em về hình ảnh người lính trong đoạn trích, trong đó có sử dụng 01 thành phần tình thái, chỉ rõ thành phần tình thái đó.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, nhiều hành động đẹp đã xuất hiện cho thấy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái của con người Việt Nam khi khó khăn, hoạn nạn.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN, 2019). Từ đó, em hãy liên hệ đến lý tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

- Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

Câu 2:

- Hình ảnh chiếc xe được miêu tả qua các từ ngữ: không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.

- Những từ ngữ ấy gợi lên:

+ Sự tàn tạ, hư hỏng của những chiếc xe vận chuyển

+ Thể hiện sự tàn khốc, nguy hiểm, khốc liệt của chiến tranh mà những chiếc xe và người lính phải đối mặt

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng là hoán dụ, trong câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”

- Tác dụng: Hình ảnh “trái tim” là hoán dụ chỉ người lính lái xe nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược nhưng cũng mang nghĩa ẩn dụ: nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành, dũng cảm.

Câu 4:

Đoạn thơ nổi bật vì hình ảnh thơ độc đáo: những chiếc xe không có kính băng ra chiến trường. Bom đạn chiến tranh làm cho những chiếc xe ấy biến dạng và trần trụi. Điệp từ "không" nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi. Thế nhưng dường như những đau đớn, khó khăn, nguy hiểm ấy không là gì cả, chúng không thể nào ngăn được những chiếc xe vẫn băng băng tiến về miền Nam. Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất của người lính lái xe, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ một trái tim xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Trái tim như ngọn đèn, như mặt trời ở cuối bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khó.

Phần 2: Làm văn

Câu 1:

1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

2. Thân đoạn (lấy dẫn chứng về con người trong đại dịch Covid 19)

- Giải thích: sự sẻ chia là gì?

- Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống (từng lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội)

- Ý nghĩa, vai trò to lớn của sự sẻ chia

- Tác hại của việc thiếu đi sự sẻ chia trong cuộc sống

- Những mặt trái của sự sẻ chia trong cuộc sống - thiểu số

- Hiện nay trong xã hội, sự sẻ chia có đang được lan tỏa mạnh mẽ không ? (nêu cả tích cực lẫn tiêu cực)

- Nêu những giải pháp, cách thức để lan tỏa những điều tích cực củasự sẻ chia trong công đồng.

- Liên hệ bản thân em

3. Kết đoạn

- Nêu suy nghĩ, quan điểm của em về vấn đề vừa bàn luận, 1 lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của sự sẻ chia.

Câu 2:

1. Mở bài

- Dẫn dắt từ khát vọng cống hiến của người trẻ hiện nay

- Giới thiệu sang tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long. Đi vào giới thiệu hình tượng nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài

a. Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống

- Xuất hiện trong lời giới thiệu của ông lại xe: đó là một trong những người cô độc nhất thế gian, thèm người.

- Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.

- Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù.

⇒ Nghệ thuật miêu tả gián tiếp, trực tiếp được sử dụng để khắc họa hoàn cảnh sống thật đặc biệt: cô đơn, vắng vẻ của anh thanh niên

- Nơi ở và cách sống, cách sinh hoạt:

+ Nơi ở: sạch sẽ với chiếc giường con, một bàn học, một giá sách.

+ Cách sống, cách sinh hoạt: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách.

⇒ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm khắc họa nơi ở giản dị nhưng ngăn nắp, gọn gàng cùng cách sống rất đẹp của anh thanh niên

b. Công việc và suy nghĩ về công việc, về mọi người

- Công việc của anh thanh niên:

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

+ Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu

⇒ Nghệ thuật liệt kê, kể, miêu tả => công việc của anh là một công việc đòi hỏi sự chính xác cao, đó cũng là một công việc nhiều vất vả, gian khổ, đồng thời qua đó cũng bộc lộ anh thanh niên là người yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc:

+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.

+ Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc

⇒ Đây là những suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc và sâu sắc

- Khi anh suy nghĩ và nói về người khác:

+ Anh kể về ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn.

+ Anh khâm phục đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.

⇒ Anh nói về mọi người với một thái độ khiêm nhường, quý trọng những người lao động.

⇒ Anh thanh niên hiện lên chân thật, tận tụy, tin yêu cuộc sống.

c. Liên hệ đến lý tưởng sống của thanh niên hiện nay

- Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì?

- Có những đặc điểm nào nổi bật?

- Có những ưu nhược điểm gì?

- Cá nhân em có lý tưởng sống như thế nào?

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên và lý tưởng sống của anh ấy

- Nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

- Mở rộng sang những lý tưởng sống cao đẹp của các nhân vật trong những tác phẩm khác mà em biết.

1 610 05/05/2023
Mua tài liệu