Đề thi vào 10 môn Ngữ văn chuyên Bắc Ninh chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn chuyên Bắc Ninh chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,698 09/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn chuyên Bắc Ninh chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn chuyên Bắc Ninh - 2022

Câu 1. (4,0 điểm)

WeChoice Awards-giải thưởng thường niên do Công ty cổ phần VCCorp to chức, có ý nghĩa nhân văn lớn nhằm tôn vinh những con người, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng cũng như chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng nhất trong suốt một năm. Tháng 12/2019 WeChoice Awards mùa thứ 6 chính thức quay trở lại với chủ đề Điều phi thường nhỏ bé mang đến thông điệp:

Ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy sự phi thường ở những điều tử tế diễn ra mỗi ngày. Một hành động nhỏ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống. Và đôi khi, chỉ cần một người dám thay đổi để cuộc sống của họ tốt đẹp hơn cũng đã mang đến những giá trị tích cực mới cho cuộc sống của những người xung quanh.

(Theo https://wechoice.vn)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều phi thường nhỏ bé trong cuộc sống.

Câu 2. (6,0 điểm)

Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng: Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong ký ức của con người

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Nói với con của Y Phương.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn chuyên Bắc Ninh - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1:

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: quê hương trong tim mỗi người

2. Giải quyết vấn đề

-    Câu chuyện là trải nghiệm cuộc sống, cảm xúc của một sinh viên du học ở ngước ngoài. Ban đầu, khi mới tiếp xúc với thế giới mới, người du học sinh ấy thấy hết thảy mọi người đều đẹp đẽ nhưng chỉ sau một năm cũng du học sinh ấy lại tha thiết nhơ cái bụi bặm, ồn ào, huyên náo của quê nhà.

=> Một mẩu chuyện tuy ngắn nhưng để lại trong lòng người đọc biết bao suy ngẫm về: Khao khát được vươn lên, được tới những vùng đất cuộc sống mới mẻ, được trải nghiệm và tiếp thu cái mới. Song, quê hương nguồn cội, nơi ta sinh ra và lớn lên với những gì thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu nặng mãi mãi là nơi đi về trong nỗi nhớ niềm thương, trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người.

=> Câu chuyện đã gợi người đọc về vấn đề tình yêu quê hương trong mỗi con người.

-    Được đi, được trải nghiệm là nhu cầu của mỗi con người.

-    Trong hành trình trải nghiệm ấy con người sẽ có được những mối quan hệ mới, những kinh nghiệm sống mới và đặc biệt khiến cho bản thân trưởng thành hơn, nhận ra những giá trị đích thực trong cuộc sống.

-    Dù đi đâu về đâu, dù cuộc sống có sang giàu bao nhiêu thì quê hương vẫn là nơi mà hồn cốt con người luôn hướng về:

+ Quê hương là nơi ta sinh dưỡng, nuôi dưỡng ta khôn lớn, trưởng thành. + Quê hương cũng là bến đỗ bình yên trước những bão táp của cuộc đời.

+    Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội là đạo lý sống muôn thuở của loài người; là thước đo giá trị nhân cách của con người.

+    Đánh mất quê hương, cội nguồn con người tự đánh mất, tự hủy hoại chính mình.

=> Bởi vậy, trong cuộc đời mỗi con người cần nỗ lực, cố gắng học tập, khám phá những vùng đất mới. Nhưng đồng thời cũng cần phải hướng về quê hương nguồn cội.

-    Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

-    Phê phán những kẻ nhìn những chân trời mới mà hạ thấp, quên đi quê hương - nơi đã sinh ra mình.

-    Học sinh cần học tập, phấn đấu cho tương lai chính mình và xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.

3. Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài

-    Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

-    Giới thiệu khái quát nội dung nhận định: Các tác phẩm nghệ thuật là các tác phẩm thể hiện được cái nhìn hiện thực, lý tưởng nhân đạo, thể hiện phong phú đời sống tình cảm của con người.

II. Thân bài

1. Giải thích:

-    Nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp. Trong nghệ thuật những sáng tạo không có giới hạn. Ở đó, cái đẹp được thể hiện một cách đầy đủ, sống động nhất.

-    Các tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp khi thể hiện chân thực đời sống thông qua lăng kính nhân đạo, thể hiện phong phú về tinh thần, cá nhân con người: Giá trị hiện thực được thể hiện trong mỗi tác phẩm qua lăng kính nhân đạo từ đó tái hiện được những biểu hiện phong phú về mặt tinh thần của nhân vật là giá trị nghệ thuật đẹp đẽ nhất làm nên thành công của tác phẩm

2. Chứng minh nhận định thông qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

a. Khái quát chung về tác phẩm:

-    Tác giả Lê Minh Khuê:

+    Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 1970.

+    Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn: Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác của bà tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

+    Sáng tác của LMK cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế+ Đam mê học hỏi sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình.

-    Gới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. Được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

-    Nhan đề gắn liền với những hình dung, tưởng tượng của Phương Định về những ngọn đèn trên những ngọn đèn trên quảng trường thành phố “lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích”. Chọn một nhan đề như vậy, Lê Minh Khuê đã nói được rất nhiều ý nghĩa biểu tượng:

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội trẻ trung, mơ mộng.

+    Đó còn là vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ giống như những ngôi sao lấp lánh với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh tế trên nề của hiện thực chiến tranh gian khổ, mất mát.

+    Những ngôi sao ấy ở “xa xôi” nên ánh sáng của nó không chói lòa, rực rỡ, nó đòi hỏi ta phải kiếm tìm mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì ấy.

+    Góp phần thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao quý của con người VN trong chiên tranh giữ nước. Nó khơi gợi cảm xúc lãng mạn cách mạng và phần nào giảm bớt những đau thương, mất mát của chiến tranh.

b. Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến được tái hiện qua lăng kính của lý tưởng nhân đạo.

-    Các nhân vật có hoàn cảnh sống chiến đấu rất đặc biệt – đối diện với khó khăn gian khổ đẻ thực hiện lý tưởng cứu nước:

+    Những cô gái với tuổi đời còn rất trẻ đã phảu đối diện với hoàn cảnh sống chiến đấu nguy hiểm, ác liệt. Họ sống và làm việc trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm. Chính vì vậy, công việc hàng ngày vừa khó khăn, vừa có thể đối mặt với tử thần bất cứ lúc nào.

+    “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ có thể bây giờ, có thể chốc nữa… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

-> Đó là việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch. Ngoài ra sau mỗi trận bom, họ còn phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom để tiếp tục công việc vào những ngày tiếp theo. Công việc và hoàn cảnh sống của ba cô gái nhỏ bé ấy vô cùng hiểm nguy, trắc trở. Để có thể tồn tại và chiến đấu, đòi hỏi ở họ sự gan dạ, bình tĩnh, quả cảm.

c. Tác phẩm thành công khi tái hiện được vẻ đẹp tinh thần của các nhân vật trong tác phẩm một cách phong phú nhưng đều hướng tới lý tưởng cao đẹp, cái nhìn nhân đạo.

* Nhân vật Phương Định.

+) Là một cô gái với tâm hồn mơ mộng của thiếu nữ mới lớn, giàu tình yêu thương. - Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:

+    Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.

+    Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội. Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát. Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá. Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

-> Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.

-    Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:

+    Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương. Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình. Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. +) Là một cô gái dũng cảm kiên cường:

-    Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt: Cô thuộc tôt trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom. Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ. Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm -> Nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lẩn trong ruột những quả bom. Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”. Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.

-    Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:

+    Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ. Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”

-> Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.

=> Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.

** Nhân vật chị Thao:

-    Một con người với sự cứng cỏi, quyết đoán.

+    Những lúc sắp bước vào cuộc chiến và sau cuộc chiến, chị bìn tĩnh đến phát sợ: bóc bánh quy ra ăn, lúc từ mặt đường đầy đạn bom trở về chị vẫn bình thản như không. Chị luôn có những mệnh lệnh quyết đoán: lệnh cho Phương Định ở lại hang trực điện đài còn chị và Nho lên mặt đường.

+    Lúc Nho bị thương dù rất lo lắng nhưng chị không hề khóc, còn bảo Phương Định hát để xua đi căng thẳng. -> Chị Thao là người bình tĩnh, cứng cỏi nhất tổ trinh sát mặt đường.

- Là một người có tâm hồn thiếu nữ nhạy cảm

Chị hay hát và có đến 3 quyển sổ dày để chép bài hát. Chị cũng thích làm đẹp: lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót thêu chỉ màu. Chị rất sợ máu và vắt. Rất gắn bó với đồng đội: chị kín đáo quan tâm, lo lắng cho họ. Nho bị thương: chị mở to mắt như không còn sự sống, lúng túng quanh Nho, nắm nhìn Nho ngủ, sửa cổ áo, mái tóc cho Nho.

-> Vẻ đẹp nữ tính đã tạo nên chiều sâu nhân vật này. Vẻ đẹp ấy khiến chị Thao trở nên gần gũi hơn, đời thường hơn.

** Nhân vật Nho

-    Nhỏ tuổi nhất trong tổ trinh sát mặt đường nên được các chị yêu chiều như cô em út trong nhà.

+    Nho mang vẻ xinh xắn, nhẹ nhõm, dễ thương, cô như một que kem trắng bé nhỏ khiến PĐ thương mến đến mức muốn bế lên tay.

+    Nho hay vòi vĩnh, làm nũng các chị, hay đòi ăn kẹo, lần nào PĐ cũng chiều theo cô.

-    Mạnh mẽ, can đảm: dám đối mặt với đạn bom của chiến tranh. Khi bị thương, cô không kêu rên một tiếng, không về quân y viện chữa trị mà vẫn bám trụ lại cao điểm để hoàn thành công việc của mình.

-> Dù ít tuổi nhất nhưng Nho cũng mang những nét can đảm riêng, khó lẫn

3. Đánh giá:

-    Thông qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê đã thành công khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm khi tái hiện được hiện thực khốc liệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ dưới lăng kính của lý tưởng nhân đạo

-    Ngoài ra tác phẩm còn thành công khi khắc họa vẻ đẹp tâm hồn phong phú của các nhân vật trong tác phẩm khiến họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ. Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.

III. Kết bài:

-    Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn của nhận định

-    Khái quát giá trị tác phẩm

-    Nêu cảm nhận của bản thân.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn chuyên Bắc Ninh - 2020

Sở GD&ĐT Bắc Ninh

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn (dành cho thí sinh chuyên Ngữ văn)
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

(Ngữ văn 9, Tập một)

a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của văn bản,

b) Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ thời điểm nào của đất nước? Cách diễn đạt đói mòn đói mỏi có gì đặc sắc? Nêu hiệu quả của cách diễn đạt đó.

Câu 2. (3,0 điểm)

Phẩm giá con người là những viên đá quý, viên đá đó còn lấp lánh đẹp đẽ hơn nếu được lồng vào cái giá khiêm tốn.

Anh (Chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 3. (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.

Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

1 1,698 09/05/2023
Mua tài liệu