Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bình Dương chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bình Dương chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 773 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bình Dương chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bình Dương - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nêu quan điểm về tuổi thiếu niên: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão.

Câu 3. Biện pháp ẩn dụ: Hoa hồng ẩn dụ cho vinh quang, chiến thắng và những điều tốt đẹp.

Câu 4. Thể hiện quan điểm cá nhân của bản thân. Lý giải hợp lý.

Gợi ý: Đồng tình với quan điểm trên.

Vì: Cuộc sống luôn chứa đựng vô vàn khó khăn và thử thách. Để trưởng thành thì ai cũng cần phải sống hết mình, nỗ lực và theo đuổi đam mê. Cuộc sống không thể chỉ có thành công mà còn cả những thất bại và nó chính là điều giúp ta trưởng thành, tích lũy kinh nghiệm để bước từng bước đi vững chắc hơn trong cuộc sống.

II. Làm văn

Câu 1

Giới thiệu vấn đề: "Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ".

* Giải thích:

- Ước mơ là gì?

+ Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ

+ Xác định rõ ước mơ của bạn là gì

+ Phải chắc chắn rằng bạn thực sự muốn đạt được ước mơ của mình.

+ Lập danh sách những điểm mạnh của bạn và nghĩ cách chúng có thể giúp bạn đạt được ước mơ.

+ Cần bỏ qua những nghi ngờ và suy nghĩ về những thất bại.

+ Hãy thể hiện sự tự tin – niềm tin, và kiên trì, cho đến khi bạn đạt được.

.......

- Mở rộng vấn đề:

- Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

- Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

* Kết thúc vấn đề: Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2

1. Mở bài:

- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của những số phận người dân Nam Bộ. Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Tác phẩm là một câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện những diễn biến tâm lí tinh tế và tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ mà bé Thu dành cho cha.

2. Thân bài:

a) Cảnh ngộ của bé Thu

Bé Thu sinh và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ba em lên đường đánh giặc khi em chưa tròn một tuổi, em chỉ được gặp ba trong những ngày ba về phép ngắn ngủi. Tình cảm cha con của Thu được đặt trong tình thế éo le, trắc trở của chiến tranh nên càng xúc động lòng người.

b) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu

- Tình huống: gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con.

- Diễn biến tâm lí của bé Thu:

+ Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét khi mới gặp ông Sáu.

+ Gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha.

+ Nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi, hắt cái trứng có mà ông gắp cho.

+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bò về nhà bà ngoại, khi xuống xuống còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.

Thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, xa cách. Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh., nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tinh tế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì mặt ông có vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Qua những diễn biến tâm lí, Bé Thu thể hiện cá tính mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.

c) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ông sáu là cha.

- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi : ba” và tiếng kêu như tiếng xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nói, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai bó nhỏ của nó run run”.

- Sau khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Thu dường như đã ân hận, hối tiếc. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.

Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của một đứa trẻ cá tính, hồn nhiên, ngây thơ.

3. Kết bài

- Truyện đặt nhân vật bé Thu vào tình huống gặp ba nhưng không nhận ra, khi nhận ba lại vào đúng lúc chia tay để bộc lộ diễn biến tâm lý và tình cảm sâu sắc bé Thu dành cho ba. Từ đó, nhân vật bé Thu hiện ra thật có tình, yêu ghét rõ ràng, nhưng cũng thật hồn nhiên, trong sáng.

- Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí bé trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bình Dương - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIẾU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, thời gian có những giá trị Là thắng lợi, là tiền, là tri thức.

Câu 3:

Biện pháp tu từ dược sử dụng: Điệp cấu trúc “thời gian là.”

Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của thời gian. Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi cảm góp phần thể hiện nội dung tư tưởng đoạn trích.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo suy nghĩ của mình, có lý giải Gợi ý:

- Đồng tình Giải thích:

- Thời gian thuộc về giá trị vô hình, nó mang lại cho chúng ta sức khỏe, tiền bạc và cả trí tuệ.

- Không giống như những giá trị hữu hình khác, thời gian một khi trôi qua là không thể quay trở lại, không thể lấy lại vì thế một khi đã đánh mất, bỏ lỡ chúng ta sẽ phải hối tiếc.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Lãng phí thời gian là hiện tượng rất đáng b ngại trong đời sống.

II. Thân đoạn

a. Giải thích

- Lãng phí thời gian là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tốn một cách vô ch.

b. Phân tích

* Biểu hiện:

- Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội... cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực...

* Tác hại

- Thiệt hại về tiền bạc, công sức, không có thời để đầu tư cho những việc cần thiết...

* Biện pháp, những việc cần làm

+ Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng... Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

+ Cẩn có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

+Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.

+ Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí ...

+ Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thành công.

+ Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hon.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức:

Lãng phí là hiện tượng đáng phê phán vì nó gây hại cho cả cá nhân và xã hội.

- Hành động:

+ Thực hành tiết kiệm

+ Sử dụng thời gian hợp lí. Xác định mục đích sống, lí tưởng sống của bản thân để chuyên tâm theo đuổi khát vọng của mình.

III. Kết bài:

Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm ạ”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

+“Viếng lăng Bác”- bài thơ mng đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.

- Khái quát đoạn thơ: hai khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm nói về cảm xúc của của tác giả khi đến thăm lăng.

2. Thân bài

a. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ.

- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi

- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt là một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng.

- Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc.

Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi, xưng hô “con”...

b. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2) .

- Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác. Hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa ca ngợi sự vĩnh hằng, trường tồn của Bác trong trái tim của triệu người dân Việt.

- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niêm ngưỡng vọng ảnh tụ.

- “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác.

-> Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.

3. Kết bài

Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên đoạn thơ:

+ Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.

+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn...

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bình Dương - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy

Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng"

Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình.

Câu 4.

Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ.
Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống

Bàn luận vấn đề

Giải thích khái niệm:

- Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...

- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.

- Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống:

+ Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu.

+ Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.

+ Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.

- Vì sao phải có lòng khoan dung?

+ Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.

+ Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.

+ Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.

Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ và còn khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.

- Rút ta bài học:

+ Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

+ Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.

Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: lòng khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt mà con người cần phát huy.

Câu 2 (5.0 điểm)

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Dẫn dắt đề tài: nhân vật anh thanh niên

b) Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệpQuan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
c) Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

1 773 05/05/2023
Mua tài liệu