Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 609 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh - 2022

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU:

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Tác giả: Phạm Tiến Duật.

2. Những người lính định nghĩa về gia đình là: chung bát đĩa nghĩa là gia đình.

- Biện pháp tu từ: hoán dụ - trái tim.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước.

+Đồng thời cũng là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 150 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lòng dũng cảm.

- Giải thích: Lòng dũng cảm là việc con người dám đương đầu với nguy hiểm, khó khăn thử thách gặp phải trong cuộc sống, dám nghĩ, dám làm không hèn nhát.

- Ý nghĩa của lòng dũng cảm:

+ Lòng dũng cảm giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được thành công.

+ Lòng dũng cảm giúp ta có thể giúp đỡ những người yếu thế.

+ Lòng dũng cảm là phẩm chất cần thiết tạo nên giá trị con người.

+ Lòng giúp cảm giúp con người có chính kiến hơn, dám đứng lên đấu tranh chống lại những điều tiêu cực trong xã hội, góp phần tạo nên một xã hội đáng sống.

- Bàn luận:

+ Chúng ta cần phải rèn luyện lòng dũng cảm cho chính bản thân mình.

+ Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược, không dám nói lên tiếng nói của mình hoặc để mặc cái ác, cái xấu diễn ra mà không dám lên tiếng.

+ Tránh sự nhầm lẫn giữa lòng dũng cảm và sự liều lĩnh, mù quáng.

II. LÀM VĂN:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu đoạn văn cần phân tích.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh: Ông Hai nghe tin làng theo giặc. Ông đau đớn, khốn khổ.

* Phân tích đoạn trích.

- Với tâm trạng đau khổ, ông Hai đã tâm sự với đứa con út như để minh oan cho mình. Câu hỏi: “Thế nhà con ở đâu?” cùng câu trả lời của đứa con: “Nhà ta ở Chợ Dầu” đã khẳng định tình yêu làng Dầu luôn ăn sâu trong lòng ông. Và phải chăng ông muốn nhắc cho đứa con ghi nhớ về quê hương, nguồn gốc của mình.

- Ông lại hỏi “Thế con ủng hộ ai?” và tự khẳng định lại “Ủng hộ cụ Hồ con nhi?” Chi tiết này khẳng định ông tin tưởng và biết ơn kháng chiến cụ Hồ đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do. Tình cảm đó rất thiêng liêng, bền vững và sâu nặng.

- Một lần nữa ông thủ thỉ với con “Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Người nông dân chất phác ấy đã bộc lộ rõ niềm tin tưởng vào sự công bằng của cách mạng, của kháng chiến với những người tốt như mình. Tấm lòng tin tưởng trung thành của ông bền vững “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”

- Đoạn văn đối thoại nhưng thực chất lại mang tính chất độc thoại. Ông nói với con như để ngỏ lòng mình, để vơi bớt những buồn đau, dằn vặt ...trong lòng.

- Đoạn văn ngắn nhưng diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng, kháng chiến.

3. Kết bài

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1.

a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

b) Là câu trần thuật đơn.

c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu.

d)

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề vấn đề cần nghị luận: vai trò của người cha đối với con trong cuộc sống là sự thiêng liêng, quan trọng.

Thân đoạn:

-  Giải thích: Cha là người sinh ra ta, cho ta sự sống này; cố gắng lao động, là việc để cho ta cuộc sống tốt đồng thời cũng là người dạy ta nhiều điều hay, lẽ phải.

- Phân tích

+ Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.

+ Cha luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực.

+ Người cha cũng là tấm gương cho những đứa con học tập và noi theo, người cha có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nhân cách, tâm hồn của mỗi người con.

- Dẫn chứng: Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, được nhiều người biết đến.

- Phản đề: Trong xã hội có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán.

Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của người cha, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2: 

Dàn ý tham khảo

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Huy Cận

+ Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

+ Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

- Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“

+ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

- Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.

Thân bài:

* Khổ thơ đầu: Hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

- Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “.

- Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả "mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển đông - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển"?

- "Sóng đã cài then đêm sập cửa".

+ Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.

+ Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.

- Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

+ Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ.

+ Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát.

* Khổ thơ cuối

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

- NT : Nhân hóa : Tác giả đã nâng tầm vóc của con người và đoàn thuyền sánh vai với vũ trụ.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

- NT : Nhân hóa

Trong nhân hóa mặt trời,, thiên nhiên vĩ đại như đang đội cả biển khơi bao la.

+ Màu mới : còn là ẩn dụ bắt đầu một ngày mới đang ấm lo hạnh phúc . khi con người đang làm chủ tập thể, làm chủ thiên nhiên

+ Màu mới : ánh bình minh báo hiệu một ngày mới rực rỡ với niềm vui thắng lợi.

- Hình ảnh hoán dụ : (mắt cá huy hoàng , hình ảnh muôn triệu mắt cá li ti phản chiếu ánh dạng đông) đang nằm phản trên cát

=> Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa "mặt trời đội biển" gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái "màu biển" là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.

- Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu Nội dung
1 a. – Tác phẩm Đồng chí

– Tác giả: Chính Hữu

b. Nước mặn, đồng chua, nghèo, đất cày lên sỏi đá.
c. Cơ sở hình thành tình đồng chí chính là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân (quê hương nghèo, thời tiết, thiên nhiên khó khăn, khắc nghiệt, đời sống vất vả), sự cùng chung lý tưởng, mục tiêu cuộc sống (chiến đấu bảo vệ đất nước).
d. BPTT điệp từ: lặp lại 2 lần từ “súng”, 2 lần từ “đầu” giúp nhấn mạnh sự hiện diện của nhiều đồng chí, thể hiện sự đông đảo, sự gần gũi, đoàn kết của họ.
2 1. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải có tính tự lập đối với giới trẻ trong cuộc sống.

2. Giải thích vấn đề: -Giải thích từ khóa: tính tự lập (tự mình suy nghĩ, quyết định, làm việc độc lập trong mọi chuyện. → Rút ra nội dung câu nói: Vai trò thiết yếu của sự độc lập trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Bàn luận vấn đề:

+ Mỗi người cần có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, nên cần tự quyết định, lựa chọn, điều chỉnh mọi điều.

+ Không ai sống thay ai được cả, bố mẹ cũng không thể gánh vác con cái cả đời nên con cái cần trưởng thành và có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập.

+ Nếu không thể tự mình lựa chọn, hành động thì khi không có sự hỗ trợ của người khác ta sẽ không tồn tại được

+ Tuy nhiên, sự độc lập không có nghĩa là bác bỏ sự góp ý của người thân, mà cần có sự trao dồi, lắng nghe.

+ Độc lập cũng không có nghãi là tồn tại riêng, không quan hệ, giúp đỡ bạn bè, người thân, mà ta cần cân bằng chúng.

-Liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay (lấy dẫn chứng cụ thể)

Kết đoạn

-Tóm lược lại nội dung bài viết, 1 lần nữa khẳng định sự cần thiết phải có tính tự lập đối với giới trẻ trong cuộc sống.

3 1. Giới thiệu chung

Nói đến các tác phẩm viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích “Hồi chưa vào nghề…..cho bác vẽ hơn”.

2. Phân tích

a. Khái quát chung

– Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại – hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.

– Nội dung đoạn trích: Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh.

b. Phân tích:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

-Hoàn cảnh sống: hoàn cảnh sống khá đặc biệt.

– Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất… phục vụ sản xuất và chiến đấu công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao.

* Tính cách, phẩm chất:

– Anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống “khi ta làm việc, ta với công viêcj là đôi, sao gọi là một mình được”,..

– Anh rất yêu thích sách (thể hiện qua lời nói với cô kĩ sư).

– Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?

– Anh sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm con người, “thèm người”.

– Sống thành thực, khiêm tốn

=>hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề

* Đánh giá chung

3 Tổng kết

– Khẳng định lại vấn đề

1 609 05/05/2023
Mua tài liệu