Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bạc Liêu chính thức (2022) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bạc Liêu chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 682 05/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bạc Liêu chính thức (2022 + các năm) có đáp án

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bạc Liêu - 2022

Sở GD, KH và Công nghệ Bạc Liêu

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: Ngữ văn (Không chuyên)

Ngày thi: 09/6/2022
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (7,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đang đi đến những ngày thi đấu cuối cùng. Những ngày qua, trên các sân vận động, nhà thi đấu ở 12 tỉnh, thành phố luôn rộn vang âm thanh cỗ vũ, lời động viên. Hơn bao giờ hết, hai tiếng Việt Nam” thân thương được ngân lên nhiều nhất. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, những giọt mồ hôi của vận động viên thấm đẫm sàn đài và sự ủng hộ nhiệt thành của nhân dân mà cả đất nước được sống trong bầu không khí thể thao cuồng nhiệt, sôi động...

(2) Thể thao luôn là nhịp cầu kết nối con người với con người, quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc. Việt Nam đã chờ đợi gần 20 năm để lại được tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31. Những lá quốc kỳ của các quốc gia trong khu vực ASEAN đang tiếp tục tung bay trên bầu trời Hà Nội và một số địa phương lân cận. Thông qua SEA Games 31, bạn bè quốc tế sẽ thêm hiểu hơn về đất nước, con người, sự hiếu khách, thân thiện, tinh thần thể thao nhiệt huyết, hết mình, Fair-play của các vấn động viên và nhân dân Việt Nam.

(Trích Baotintuc.vn, ngày 21/5/2022).

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức trong đoạn in đậm. (1,0 điểm)

b. Chỉ ra và gọi tên thành phân biệt lập trong câu văn sau: “Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đang đi đến những ngày thi đấu cuối cùng". (1,0 điểm)

c. Tìm từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: “Những lá quốc kỳ của các quốc gia . đang tiếp tục tung bay trên bầu trời Hà Nội và một số địa phương lân cận” (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Nêu nội dung chính của đoạn (1).

Câu 3: (2,0 điểm)

Em có đồng ý với quan điểm được nêu trong câu văn: “Thể thao luôn là nhịp cầu kết nối con người với con người, quốc gia, dân tộc với quốc gia, dân tộc” không? Vì sao?

II, PHẦN LÀM VĂN (13,0 điểm)

Câu 1: (5,0 điểm)

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Câu 2: (8,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr.56)

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1.

a. Phép nối: “Hơn bao giờ hết”

b. Thành phần phụ chú: (SEA game 31)

c. Từ Hán Việt: quốc kỳ, quốc gia, địa phương.

Câu 2. Nội dung chính: Sự thành công và vai trò của Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31..

Câu 3.

Ý kiến: Đồng ý

Nguyên nhân: Thể thao giúp gắn kết con người với nhau, họ thi đấu không chỉ vì cá nhân mà còn vì màu cờ sắc áo của tổ quốc. Cùng với đó, nhờ có thể thao, văn hóa của các quốc gia cũng sẽ được quảng bá đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn.

II, PHẦN LÀM VĂN

Câu 1

Đoạn văn tham khảo:

Nhiệt huyết rất quan trọng. Nó là một yếu tố làm nên thành công của mỗi người. Nếu không có lòng nhiệt huyết, bạn sẽ không thể đạt được thành tựu gì cả. Nó giúp bạn tạo nên kỳ tích. Nói đúng hơn, đó là một tính cách mà ai cũng có cho bản thân, nhưng phải xem bản thân họ có biết sử dụng. Để duy trì lòng nhiệt huyết, bản thân mỗi người phải có đọng lực, như vậy bạn mới có sự si mê, hứng thú chinh phục mọi đỉnh cao. Hãy xác định mục tiêu lớn nhất của bản thân, khi đó bạn mới có lòng nhiệt huyết thật sự. Bạn nên biết, nhiệt huyết là một đức tính quý giá mà bản thân đã qua thời gian trau dồi mới có được. Phân thưởng cao quý nhất mà cuộc đời ban cho bạn không phải của cải, mà là lòng nhiệt huyết giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn!

Câu 2

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu về Thanh Hải và khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

2. Thân bài

a. Khổ 4:

- Điệp ngữ "ta làm" nhấn mạnh sự chủ động của chủ thể đồng thời cho thấy được sự khát khao và bản lĩnh muốn dâng hiến cho đời.

- Những nguyện ước giản đơn: "con chim hót"; "một nhành hoa" thật đáng trân quý biết bao:

+ Là một chú chim nhỏ được bay tự do trên bầu trời bình yên, mang đến âm sắc rộn rã cho cuộc đời.

+ Là nhành hoa nhỏ toả sắc hương, điểm tô thêm cho vẻ đẹp của đất nước.

+ Là một nốt nhạc "trầm" góp vào bản giao hưởng chung của cuộc đời, đất nước.

→ Khát khao mãnh liệt, đẹp đẽ của nhà thơ, mong muốn được hòa mùa xuân nhỏ của mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước.

b. Khổ 5:

- Mỗi cuộc đời là mỗi mùa xuân, nhà thơ cũng muốn cống hiến mùa xuân của mình, góp mùa xuân ấy vào mùa xuân rộng lớn

- Dù nhỏ bé nhưng là duy nhất bởi mỗi người đều có mùa xuân riêng

- Tác giả chọn cho mình cách cống hiến âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời", chỉ lặng lẽ thôi nhưng nó sẽ làm đẹp cho đời -> sự hi sinh thầm lặng đáng ngưỡng mộ

- Điệp từ "dù là" đặt ở đầu hai câu thơ như một lời hứa, một lời khẳng định, một lời tự nhủ sắt son sẽ luôn luôn cống hiến dù là khi còn trẻ hay lúc đã về già.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về khổ thơ.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bạc Liêu - 2021

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

a. Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

b. Biện pháp tu từ liệt kế được sử dụng trong câu văn là: xây tổ, đi tìm thức ăn, nuôi ong con, chăm sóc ong chúa, chiến đấu với kẻ thù.

- Tác dụng của biện pháp liệt kê:

+ Về nội dung: Nhấn mạnh nhiệm vụ của ông thợ là rất nhiều và nặng nề. Từ đó làm nổi bật vai trò của ông thợ trong gia đình nhà ong.

+ Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu cho câu văn.

c. Thành phần biệt lập: một đàn chỉ có một con – thành phần phụ chú.

Câu 2:

Cách giải:

Nội dung chính của ngữ liệu trên là thành phần cấu tạo và nhiệm vụ của từng thành viên trong gia đình nhà ong.

Câu 3:

Cách giải: Học sinh tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình và có kiến giải hợp lí.

Có thể tham khảo một số bài học sau:

- Trong tập thể, mỗi người có nhiệm vụ riêng nhưng đều góp phần bảo vệ và phát triển cộng đồng chung.

- Sự lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong một tập thể.

- Tập thể phải có trật tự nghiêm ngặt và phân công rõ ràng để từng cá nhân phát huy được vai trò, năng lực của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

* Hình thức: đoạn văn, dung lượng khoảng 200 chữ

* Nội dung: Cần đảm bảo triển khai các ý sau:

- Giải thích:

+ Gia đình: tổ ấm, nơi con người được sinh ra, nuôi dưỡng, khôn lớn, trưởng thành, có những người thân yêu.

+ Trật tự: quy củ, nề nếp, có kỉ luật.

+ Trách nhiệm: nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phụ trách và phải đảm bảo hoàn thành.

-> Gia đình là nơi để về, nơi sẵn sàng bao dung, chở che, nơi quan tâm ta vô điều kiện nhưng để có một gia đình nề nếp, có văn hóa, mỗi thành viên cần có trách nhiệm và duy trì trật tự trong gia đình.

- Bàn luận:

+ Trật tự trong gia đình được duy trì khi các thành viên không chỉ yêu thương mà còn tôn trọng nhau theo thứ bậc, vai vế, tuổi tác. Biết tôn trọng như thế là cơ sở của tình đoàn kết. Khi có những biến cố, mọi thành viên biết bảo ban, giúp đỡ nhau vượt qua.

+ Mỗi cá nhân có trách nhiệm duy trì những truyền thống của gia đình, sống tốt, sống đẹp, không làm ảnh hưởng đến danh dự của gia đình chung. Trách nhiệm của mỗi người có thể phụ thuộc vào độ tuổi, vị trí trong nhà. Nếu ai cũng đảm bảo làm tròn trách nhiệm của mình thì không có xích mích, to tiếng, người lớn được tôn trọng, tạo ra giá trị; trẻ em được nuôi dưỡng, dạy dỗ cẩn thận.

+ Có trật tự và trách nhiệm trong gia đình nhắc nhở mỗi thành viên phải có ý thức xây dựng, bảo vệ gia đình chung, từ đó làm nên những mái ấm hạnh phúc.

Dẫn chứng: Học sinh sử dụng những dẫn chứng phù hợp.

- Phản đề:

+ Có những gia đình vô trật tự, không phép tắc.

+ Có những thành viên phá hoại trật tự gia đình, không có trách nhiệm với gia đình.

+ Trật tự và trách nhiệm với gia đình chỉ thật sự có ý nghĩa khi được xây dựng trên nền tảng yêu thương, sẽ chia, không phải là sự áp đặt, gò bó.

- Liên hệ bản thân: Em góp được điều gì vào việc xây dựng.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, tác phẩm Sang thu:

+ Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

+ Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

+ Sang thu được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

- Khái quát nội dung: Những tín hiệu báo mùa thu về và quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu.

2. Thân bài

* Vị trí đoạn trích: Hai khổ thơ được trích từ phần đầu của tác phẩm.

a. Những tín hiệu báo mùa thu sang:

- Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cố lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thờ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chúng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

-> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.

- Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh

+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.

-> Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

b. Quang cảnh thiên nhiên ngả đần sang thu:

- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:

+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sống của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sống như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.

+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.

+ Phép đối “dềnh dàng”x “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.

- Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.

+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.

->Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ấn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.

c. Đánh giá:

- Nội dung:

+ Cảm nhận và tái hiện tinh thể khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.

+ Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.

3. Kết bài:

Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Bạc Liêu - 2020

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Trích dẫn trực tiếp.

c. Phép thế: "họ không bỏ cuộc." = "thế"

Câu 2: (2,0 điểm)

- Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.

Câu 3: (2,0 điểm)

Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.)

Ví dụ: Đồng tình vì:

- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.

- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.

- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). 

Câu 1: (5,0 điểm).

Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

- Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không?

Bàn luận vấn đề

- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.

- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.

- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra dc một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.

- Vấp ngã thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ.

- Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.

- Mở rộng: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy.

Câu 2: (8,0 điểm) 

Dàn ý tham khảo:

1. Giới thiệu chung

- Tác giả: Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

- Dẫn dắt vào đoạn trích: là khổ 3 và khổ 4 của bài thơ, miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm với những vẻ đẹp bình dị của bút pháp hiện thực và trí tưởng tượng phong phú.

2. Cảm nhận

a. Khổ thơ thứ nhất

- Mở đầu đoạn trích là hình ảnh đoàn thuyền đang băng băng lướt sóng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng.”

Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la qua cái nhìn của nhà thơ bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ. Đoàn thuyền ấy có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như mở ra bát ngát mênh mông. Đoàn thuyền hòa nhập với thiên nhiên, con người cũng vươn lên ngang tầm vũ trụ, làm chủ thiên nhiên với sự tự tin, mạnh mẽ.

- Giữa không gian bao la của trời biển, con thuyền trở thành trung tâm, vừa đẹp đẽ, khỏe khoắn, vừa giàu chất thơ. Thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền.

- Người lao động đã đánh thức thiên nhiên, cùng thiên nhiên vũ trụ giao hòa trong công cuộc lao động. Lòng tin yêu con người và trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Thiên nhiên không đối lập với con người, không làm cho con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ mà càng trở nên lớn lao, mạnh mẽ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.

- Hai câu tiếp theo miêu tả những công việc cụ thể của đoàn thuyền đánh cá:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Nhịp thơ hối hả, lôi cuốn. Con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền sức mạnh. Cuộc đánh cá có phương tiện kĩ thuật, được chuẩn bị như một cuộc chiến đấu với khí thế của những con người có niềm tin chiến thắng.

b. Khổ thơ thứ hai

- Những câu thơ miêu tả đàn cá đặc sắc, biển cả giàu có với những loại cá ngon và quý. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo cách nói dân gian “chim thu nhụ đé” để viết:

Cá nhụ cá thu cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.

- Hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa. Vảy cá đen hồng lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng vàng chóe. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội.

- Vẻ đẹp của bức tranh lao động tiếp tục được thể hiện rõ hơn trong những đoạn thơ tiếp theo.

c. Nhận xét

- Hai đoạn thơ miêu tả khung cảnh lao động tươi vui với sự trù phú, giàu có của biển cả.

- Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, so sánh đặc sắc.

- Thể hiện phong cách nghệ thuật Huy Cận sau cách mạng tháng Tám: tin yêu vào cuộc sống mới, con người mới.

3. Tổng kết

- Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn của tác giả vẽ nên bức tranh sơn mài rực rỡ về thiên nhiên và con người trong lao động.

- Hình ảnh con người nâng lên ngang tầm vũ trụ và công việc đánh cá trở thành một công việc nên thơ.

1 682 05/05/2023
Mua tài liệu