Đề thi vào 10 Chuyên Văn Trường THPT Chuyên Bến Tre chính thức (2022) có đáp án
Đề thi vào 10 Chuyên Văn Trường THPT Chuyên Bến Tre chính thức (2022 + các năm) có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi vào 10 Chuyên Văn Trường THPT Chuyên Bến Tre chính thức (2022 + các năm) có đáp án
Đề thi vào 10 Chuyên Văn Trường THPT Chuyên Bến Tre - 2022
Câu 1. (5,0 điểm)
Đọc phần trích:
Để làm được một cái bánh phồng, người làm bánh phải trải qua nhiều khâu và tất nhiên khi ra đến thành phẩm cũng hết sức công phu. Nếp phải là nếp “rặt” (nếp nguyên chất) và chỉ có một vài loại nếp mới làm được như nếp Bà Bóng, nếp Ruồi hoặc nếp Sáp. Nếp mua về đem đến nhà máy tuốt lại cho thật trắng rồi sau đó sàng loại bỏ tấm. Đây là khâu quan trọng vì hạt tấm tuy nhỏ nhưng khi quết nó vẫn còn nguyên và làm cho bánh không nhuyễn mịn. Theo công thức chế biến một chiếc bánh thì nếp phải ngâm từ khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ là dùng được, cứ 10 cân nếp phải quết 800 chày, và cần 1,5 kg đường cát trắng với 6 trái dừa loại lớn. Dừa thì chọn loại ngon để lấy nước cốt cho vào nếp. Dừa phải khổ vừa, nếu mới rám thì độ béo sẽ kém mà khô quá thì bánh sẽ hôi dầu.
Tôi bước ra sau nhà mà vẫn còn nghe tiếng chày quết bánh “thịch thình” dội đến. Bên ngoài, dưới vườn cây mát rượi, bốn chàng thanh niên lực lưỡng đang ngồi cùng nhau bàn tính để thiết kế chày theo kiểu đòn bẩy. Qua quan sát tôi thấy đầu chày là một khúc gỗ to, hình trụ, theo lực đòn bám bổ xuống cối xôi đang nghi ngút khói. Ở trước mặt cối là một người phụ nữ luôn tay trở khối xôi sáp thành bột này. Theo lời chị Út kế, người trở bột phải “có nghề” thì bánh mới ngon. Có thể nói, trong nhiều khâu làm bánh thì đây là khâu quyết định vì nếu người làm vụng thì bột bánh sẽ bị đơ ra, không nhuyễn, khi cán sẽ còn rất nhiều hột lội và bánh sẽ bị chai. Chính vì thế nên tiền công của người trở bột cao hơn người quết đến 20%...
(Nguyên Tùng, Bánh phồng Sơn Đốc, Theo Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương Trung học cơ sở tỉnh Bến Tre, NXB Giáo dục Việt nam, 2013, tr. 34, 35)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Trình bày những hiểu biết của em về nguồn gốc của bánh phồng Sơn Đốc.
b) Theo phần trích, để làm được bánh phồng Sơn Đốc, người làm bánh phải chuẩn bị những gì ?
c) Theo em, Bánh phồng Sơn Đốc có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hiện nay ?
d) Viết đoạn văn thuyết minh về cách làm bánh phồng.
Câu 2. (5.0 điểm)
Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.
Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 186)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng đối thoại của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Xem thêm các chương trình khác: