Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Văn Phú - Thường Tín có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Văn Phú - Thường Tín có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Văn Phú - Thường Tín có đáp án
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Kỷ luật rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quá lớn, nằm dài trên sô pha xem bộ phim truyền hình thật thoải mái biết bao, ôm điện thoại lướt Weibo(1) mới dễ chịu làm sao. Thế nhưng, niềm vui ngắn ngủi này thực chất lại là một loại trầm luân biến tướng, chỉ có thể mang đến sự chậm chạp trong tu duy, bệnh tật cho cơ thể và sự cằn cỗi cho tâm hồn.
Sống trong sự nhàn nhã lâu ngày, những người lười nhác sẽ ngày càng trở nên tạm bợ, không có hoài bão, không có lý tưởng. Những người chần chừ sẽ quen với việc tìm muôn vàn cớ khác nhau để tự an ủi mình. Những người ăn uống không điều độ, không có thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhất định, cuộc sống không có quy hoạch sẽ gặp rất nhiều sai sót trong công việc và phiền não trong cuộc sống.
George Bernard Shaw từng nói: “Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất”. Ngược lại, người không biết tự khống chế bản thân, cuối cùng sẽ mất đi cả thế giới này.
(Trích Càng kỷ luật, càng tự do, Ca Tây (Tuyết Mai dịch), NXB Thế giới, 2022, tr.15)
(1) Một trang mạng xã hội của Trung Quốc, giống như Facebook
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định phép liên kết câu về mặt hình thức trong hai câu sau:
“Kỷ luật rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quá lớn, nằm dài trên sô pha xem bộ phim truyền hình thật thoải mái biết bao, ôm điện thoại lướt Weibo mới dễ chịu làm sao. Thế nhưng, niềm vui ngắn ngủi này thực chất lại là một loại trầm luân biến tướng, chỉ có thể mang đến sự chậm chạp trong tư duy, bệnh tật cho cơ thể và sự cằn cỗi cho tâm hồn”.
Câu 3. Theo đoạn trích, “sống trong sự nhàn nhã lâu ngày” sẽ gây ra những tác hại nào?
Câu 4. Em có đồng ý với câu nói của George Bernard Shaw trong đoạn trích trên: “Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 2 (4,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải,
Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 56)
Từ đó, em hãy nhận xét về ý nghĩa của lẽ sống đẹp được nhà thơ gửi gắm trong đoạn thơ trên.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN VĂN 2024 THCS VĂN PHÚ
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2.
Phép liên kết hình thức
Phép liên kết nối: “Thế nhưng”
Phép thế: “này”.
Câu 3. Theo đoạn trích, “sống trong sự nhàn nhã lâu ngày” sẽ gây ra những tác hại:
+ Những người lười nhác sẽ ngày càng trở nên tạm bợ, không có hoài bão, không có lý tưởng.
+ Những người chần chừ sẽ quen với việc tìm muôn vàn có khác nhau để tự an ủi mình.
+ Những người ăn uống không điều độ, không có thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhất định, cuộc sống không có quy hoạch sẽ gặp rất nhiều sai sót trong công việc và phiền não trong cuộc sống.
Câu 4. HS thể hiện sự đồng ý với câu nói “Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất” vì:
- Kiểm soát bản thân tưởng chừng dễ nhưng lại là một điều rất khó để thực hiện, nhất chạy theo vật chất hiện nay.
- Tự kiểm soát bản thân là tự tạo cho mình tính kỉ luật và tự lập. Đó chính là hai yếu tố quyết định dẫn đến thành công
- Vượt qua bản năng và biết tự khống chế bản năng là lúc bạn đã vượt lên trên chính bản thân mình, đó là điều chứng minh được sức mạnh tiềm ẩn bên trong bạn.
II. LÀM VĂN
Câu 1
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tính kỷ luật
a. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề: sự cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống mỗi con người.
b. Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề: Tính kỷ luật chính là luôn tuân thủ theo những chuẩn mực, nguyên tắc, quy tắc chung, không để cho cảm xúc, sự buông thả và sự lười biếng làm ảnh hưởng.
- Biểu hiện của người có tính kỷ luật:
+ Luôn tuân theo kỉ cương, nguyên tắc mà cộng đồng, xã hội đề ra.
+ Ý chí vững vàng, dù gặp khó khăn, gian nan cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật chứ không chọn con đường cẩu thả, sai trái...
- Tại sao tính kỷ luật là cần thiết trong cuộc sống? Vì:
+ Là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu.
+ Giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại.
+ Có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác.
+ Người có tính kỷ luật luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ gặt hái được nhiều thành công.
- Dẫn chứng: Bác Hồ là một tấm gương sáng về tinh thần kỉ luật. Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
- Phản đề: Một số người sống buông thả, không tuân theo luật, quy tắc gây ra những tệ nạn, tiêu cực => cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Một số người sống quá quy tắc mà trở nên cứng nhắc => cần nhận định đúng đắn về tính kỷ luật.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định vấn đề/ Liên hệ bản thân: Kỷ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta và nó vô cùng cần thiết trong cuộc sống.
Câu 2
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề là nghị luận: Tâm nguyện cống hiến của nhà thơ. Từ đó nhận xét về ý nghĩa của lẽ sống đẹp được nhà thơ gửi gắm trong đoạn thơ trên.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải.
- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
- Giới thiệu hai khổ thơ 4 và 5 (Trích dẫn hai khổ thơ).
II. Thân bài
1. Khái quát chung:
“Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt (tháng 11- 1980), chỉ ít ngày sau, nhà thơ qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt. Có lẽ vì vậy, bài thơ như một lời tâm niệm, chất chứa bao cảm xúc, suy tư của nhà thơ trọn đời gắn bó với cách mạng, đất nước. Bài thơ có 6 khổ, 2 khổ thơ trên nằm ở khổ 4 và 5 của bài.
2. Phân tích chi tiết:
a. Phân tích khổ 4: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến."
+ "ta" - "hoa" - "ca": giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp.
+ Điệp từ "ta" được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
+ Động từ "lam" - "nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.
+ Cái "tôi" của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái "ta". Có cả cái riêng và chung trong cái "ta" ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhâ và cộng đồng những cái riêng và cái chung.
+ Hình ảnh "nốt trầm" và lặp lại số từ "một" tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vòa bản hòa ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
→ Ước nguyện của nhà thơ và cũng là ước nguyện của nhiều người.
b. Phân tích khổ 5: Lẽ sống của Thanh Hải
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ dầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
+ Cặp từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân
→ Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người.
+ Thanh Hải đã ước nguyện: "Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc". Lời nguyện ước thủy chung, son sắt. Điệp ngữ "Dù là"như tiếng lòng tự dặn mình: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
→ Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.
3. Đánh giá:
- Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh "cành hoa, con chim, mùa xuân" được lặp đi lặp lại nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.
III. Kết bài
- Hai khổ thơ 4,5 của bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.
- Giọng thơ thể hiện được sự say mê với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.
- Liên hệ bản thân.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng
e. chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
Xem thêm:
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Phòng GD&ĐT Tiên Yên - Quảng Ninh có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Nguyễn Văn Huyên - Hà Nội có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Phòng GD&ĐT Chương Mỹ có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Khám Lạng - Lục Nam có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Phòng GD&ĐT An Dương - Hải Phòng có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Hòa Sơn - Bắc Giang có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường THCS Liên Trung - Đan Phượng có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Trường PTDTBT THCS Thanh Tân - Thanh Hóa có đáp án
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn (năm 2024 - 2025) Phòng GD&ĐT Thanh Hà có đáp án
Xem thêm các chương trình khác: