Đề thi + đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024 (chính thức)

Kỳ thi THPT Quốc gia 2024 chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn. Thí sinh làm bài trong vòng 120 phút với các câu hỏi đọc - hiểu và tập làm văn. Dưới đây là đề thi chính thức và đáp án, mời các bạn đón xem:

1 467 lượt xem


Đề thi + đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024 (chính thức)

Đề thi + đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024 (chính thức) (ảnh 1)

ĐÁP ÁN CỦA BỘ GIÁO DỤC

Đề thi + đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024 (chính thức) (ảnh 1)

Đề thi + đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024 (chính thức) (ảnh 1)

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

PHẦN CÂU NỘI DUNG Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại: thế hệ nghệ sỹ này tiếp nối thế hệ nghệ sỹ khác. 0.75
2 Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của các thế hệ tiếp theo sẽ: không có nguồn lực lực để sáng tạo và khai phá. 0,75
3

Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật có tác dụng:

- Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, người đọc dễ hình dung.

- Tạo sự liên tưởng độc đáo, nhấn mạnh tính liên tục trong sáng tạo nghệ thuật.

- Qua đó tác giả khẳng định, sáng tạo nghệ thuật là một quá trình diễn ra liên tục, có sự kế thừa, tiếp nối từ thế này sang thế hệ khác. Thế hệ sau không chỉ phát huy những giá trị hế hệ trước để lại mà còn phải khai phá, sáng tạo để dòng chảy nghệ thuật luôn luôn phát triển

1.0
4

HS dựa vào câu nói được trích dẫn đưa ra suy nghĩ phù hợp.

Gợi ý: Bài học về sự đoàn kết

0.5
II LÀM VĂN
Viết đoạn văn về trình bày ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính. 2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

Có thể triển khai theo hướng:

*Giải thích vấn đề:

- Cá tính là những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách riêng biệt và độc đáo của một người.

- Tôn trọng cá tính là chấp nhận, ghi nhận và đánh giá cao những đặc điểm, tính cách riêng biệt của mỗi cá nhân; tôn trọng quan điểm, giá trị và cách tiếp cận cuộc sống.

→ Điều này mang ý nghĩa to lớn góp phần tạo ra một sự đa dạng phong phú trong xã hội.

*Bàn luận:

- Tôn trọng sự khác biệt là việc hiểu và đánh giá cao những đặc điểm đó, không phải chỉ riêng về bản thân mình mà còn về những người xung quanh. Việc lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác không chỉ là một dấu hiệu của sự tôn trọng mà còn là cơ hội để mở rộng tầm nhìn và hiểu biết.

- Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính góp một phần không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người:

+ Giúp con người phát triển bản thân: Khi được tôn trọng, cá nhân cảm thấy được thấu hiểu, từ đó có động lực để phát triển bản thân một cách toàn diện.

+ Nâng cao chất lượng mối quan hệ: Khi tôn trọng cá tính của nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối, thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn.

+ Tạo dựng môi trường sống tích cực: Cộng đồng và xã hội tôn trọng cá tính sẽ đa dạng, phong phú và thú vị hơn.

+ Thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội: Khi mỗi cá nhân được tôn trọng cá tính, họ sẽ có ý thức trách nhiệm và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

*Minh chứng: Các ví dụ cụ thể về những người biết tôn trọng sự khác biệt, như các nhà lãnh đạo có khả năng lắng nghe ý kiến của mọi người và xây dựng các quyết định dựa trên sự đa dạng này.

*Phản đề, mở rộng vấn đề: Tuy nhiên, vẫn còn những người không thể chấp nhận sự khác biệt và luôn cố gắng áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Họ không nhận ra rằng sự đa dạng là điều tốt đẹp và cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.

*Liên hệ, rút ra bài học bản thân: Tôn trọng sự khác biệt là một sự lựa chọn, và điều này bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Chúng ta cần nhận ra giá trị của sự đa dạng và hãy là những người mở cửa cho sự đổi mới và sự hòa hợp.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25
2 Phân tích 18 câu đầu bài Đất nước 5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và chương Đất nước.

- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính luận.

- “Đất Nước” được trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác trong thời kỳ chiến trường Miền Nam vô cùng ác liệt. “Đất Nước” ra đời với mục đích khơi gợi tình yêu nước thẳm sâu, kêu gọi giới trẻ miền Nam hòa mình vào cuộc chiến của dân tộc.

0.5

*Phân tích đoạn trích

Luận điểm 1: Đất nước có từ bao giờ?

- Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Đất Nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó vỡi mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai. Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”

- Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” à gợi những bài học về đạo lí làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.

Luận điểm 2: Quá trình hình thành đất nước?

- Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung.

- Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất Nước, nói lớn lên trong chiến tranh nghĩa là nói truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ.

- Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ cồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”.

- Tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý:“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê, cùng cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyền thống lao động cần cù, cách ăn cách ở trong sinh hoạt.

- Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.

=>Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục tập quán cảu người Việt Nam, gắn liền với đời sóng gia đình. Những gì làm nên Đất Nước cũng đã kết tinh thành linh ồn dân tộc. Đất Nước vì thế hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha.

Luận điểm 3: “Đất nước là gì?”

- Đất Nước không chỉ được cảm nhận trong không gian hùng vĩ, mênh mông của rừng, của bể, mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của tình yêu đôi lứa, của nỗi nhớ thương.

=> Ý niệm về đất nước được gợi ra từ việc chiết tự hai yếu tố hợp thành là đất và nước cùng những liên tưởng được gợi ra từ đó. Sử dụng lối chiết tự, trò chơi ngôn ngữ rất thông minh của người Việt, tác giả gợi ra một quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc, đất nước.

- Đất Nước gắn bó sâu sắc với kỉ niệm ấu thơ: là con đường đến trường dưới bóng mát, là dòng sông tuổi thơ ngọt ngào. Đất mở ra cho anh một chân trời rộng mở kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trong sáng, dịu hiền. Để rồi lớn lên, Đất Nước là nơi “anh” và “em” hò hẹn, để rồi “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.

- Chiếc khăn, có lẽ từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho nỗi nhớ, đã khiến cho bao trái tim trẻ phải bâng khuân trong bài ca dao thuở xưa, thì giờ đây, nó lại một lần nữa khiến cho lòng người bồi hồi, xúc động trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.

=> Đất Nước chính là nơi bắt đầu của tình yêu đôi lứa, là không gian để họ gửi vào trong đó bao nỗi nhớ, niềm thương. Một cách nhìn lãng mạn và mới mẻ của lớp nhà thơ trẻ!

- Hình ảnh “con chim phượng hoàng” hay “con cá ngư ông” là những hình ảnh mượn từ dân ca Huế, quê hương của chính nhà thơ.

- “Chim ham trái chín ăn xa” thì cũng “giật mình nhớ gốc cây đa lại về” -> dù có ở phương trời nào, cũng luôn hướng về quê hương, nguồn cội.

=> Đất Nước còn là không gian rộng lớn, kì vĩ của núi rộng, sông dài, là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương. Đất Nước bình dị, quen thuộc nhưng đôi lúc cũng rộng lớn, kì vĩ và tráng lệ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa.

- Đất Nước còn gắn liền với “không gian mênh mông” và “thời gian đằng đẵng”, là nơi sinh tồn của bao thế hệ nối tiếp nhau. Từ láy “đằng đẵng” gợi một chuỗi thời gian dài trong quá khứ xa xăm, kéo dài từ thuở mới khai thiên lập địa cho đến hôm nay và mãi mãi trong tương lai.

*Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ

- Đoạn thơ thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nước bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình; thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện,... góp phần thể hiện gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ và trong cả đoạn thơ.

- Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm.

3.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Xem đề thi 2023:

Đề thi + đáp án (chính thức) môn Văn tốt nghiệp THPT 2023

1 467 lượt xem