Đề cương ôn tập Tin học 11 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Tin học 11 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Tin học 11 Học kì 2.

1 1,265 25/09/2024


Đề cương ôn tập Tin học 11 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

A. Đề cương ôn tập Tin học khoa học máy tính 11 cánh diều cuối học kì 2

Câu 1: Mỗi mô đun có thể là:

  • A. một hàm riêng biệt
  • B. các hàm và thủ tục con
  • C. một số hàm hoặc thủ tục độc lập
  • D. một thủ tục

Câu 2: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai”

  • A. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  • B. Xử lý lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  • C. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lý.
  • D. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý lỗi.

Câu 3: Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy chữ cái “c, g, q, a, h, m” theo thứ tự tăng dần. Ở vòng lặp đầu tiên ta sẽ đổi vị trí của chữ cái nào?

  • A. a.
  • B. q.
  • C. c.
  • D. g.

Câu 4: Chương trình sau nên sửa như thế nào. Chọn phương án đúng nhất

fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']

print(fruits[4])

  • A. Thay đổi kiểu dữ liệu của từng phần tử trong mảng.
  • B. Kiểm tra chỉ số của mảng khi thực hiện lệnh.
  • C. Chương trình không có lỗi.
  • D. Thay đổi tên mảng.

Câu 5: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?

  • A. Hai lần.
  • B. Nhiều lần.
  • C. Mười lần.
  • D. Một lần.

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Có hai chương trình dịch là biên dịch và thông dịch.
  • B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để thực hiện.
  • C. Không cần viết chương trình ta vẫn có thể giải một toán trên máy tính.
  • D. Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có 4 bước.

Câu 7: Thuật toán tối ưu là:

  • A. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...
  • B. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...
  • C. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ...
  • D. Sử dụng nhiều thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán...

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?

  • A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
  • B. Độ dài tối đa của mảng là 255
  • C. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
  • D. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng

Câu 9: Để đóng biến tệp f khi kết thúc làm việc ta dùng lệnh:

  • A. close()
  • B. f.close()
  • C. close(f)
  • D. f=close()

Câu 10: Chương trình sau có lỗi ở dòng lệnh nào?

n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))

s = ""

for i in range(10):

s = s + i

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 1.
  • D. 2.

Câu 11: Chương trình nguồn là:

  • A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.
  • B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  • C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp.
  • D. Chương trình viết bằng mã nhị phân.

Câu 12: Làm thế nào để thêm một phần tử vào cuối mảng trong Python?

  • A. array.append(element)
  • B. array.insert(-1, element)
  • C. array.add(element)
  • D. array.extend(element)

Câu 13: Mô tả thuật toán sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Để tạo xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:

  • A. str()
  • B. upper()
  • C. len()
  • D. lower()

Câu 15: Để biết độ dài của xâu s ta dùng hàm:

  • A. length(s)
  • B. str(s)
  • C. len(s)
  • D. s.len()

Câu 16: Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập trực tiếp

  • A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
  • B. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
  • C. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
  • D. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.

Câu 17: Cho đoạn chương trình sau:

f=open("test.txt",'w')

s=10

f.write(s)

f.close()

Kết quả của đoạn chương trình trên là:

  • A. Giá trị của s không được lưu vào tệp test.txt.
  • B. Giá trị của s được ghi ra màn hình.
  • C. Giá trị của s được lưu vào tệp test.txt.
  • D. Giá trị của s không được ghi ra màn hình.

Câu 18: Chương trình sau phát sinh lỗi gì?

>>> 1 / 0

0.5

>>> 2 ** 3

8

  • A. TypeError.
  • B. NameError.
  • C. Syntax Error.
  • D. ZeroDivisionError.

Câu 19: Mục đích của sơ đồ khối là gì?

  • A. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.
  • B. Để mô tả chi tiết một chương trình.
  • C. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán.
  • D. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán.

Câu 20: Mục đích của việc kiểm thử chương trình là:

  • A. Mô tả chi tiết bài toán.
  • B. Xác định lại bài toán.
  • C. Phát hiện và sửa lỗi.
  • D. Để tạo ra một chương trình mới

Câu 21: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

  • A. int.
  • B. list.
  • C. float.
  • D. string.

Câu 22: Chọn phương án tốt nhất trong định nghĩa về hợp ngữ (assembly). Hợp ngữ là loại ngôn ngữ

  • A. Là loại ngôn ngữ không viết bằng mã nhị phân được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng chữ
  • B. Là ngôn ngữ có các lệnh được viết trong mã chữ nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
  • C. Máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch
  • D. Là ngôn ngữ lập trình mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân

Câu 23: Cho đoạn chương trình sau:

f = open("test.txt",'r',encoding = 'utf-8')

a = f.readline()

print((a))

f.close()

Kết quả của đoạn chương trình trên là:

  • A. Dòng thứ 2 trong tệp test.txt
  • B. Dòng đầu tiên trong tệp test.txt
  • C. Dòng cuối cùng trong tệp test.txt
  • D. Toàn bộ dữ liệu trong tệp test.txt

Câu 24: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?

  • A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
  • B. Độ dài tối đa của mảng là 255
  • C. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
  • D. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng

Câu 25: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.
  • B. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
  • C. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.
  • D. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.

Câu 26: Ngôn ngữ máy là:

  • A. Các ngôn từ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy hoàn toàn có thể chạy được.
  • B. Bất cứ ngôn từ lập trình nào mà hoàn toàn có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực thi.
  • C. Ngôn ngữ để viết những chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân.
  • D. Diễn đạt thuật toán để hoàn toàn có thể giao cho máy tính triển khai.

Câu 27: Chỉ ra phương án sai:

Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:

  • A. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
  • B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
  • C. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
  • D. Giúp công việc đơn giản hơn.

Câu 28: Để khởi tạo danh sách c gồm 100 số 0 ta dùng cú pháp:

  • A. c = [0*100]
  • B. c = 0*[100]
  • C. c = [0]*100
  • D. c = 0*100

Câu 29: Cho xâu s1=’ab’, xâu s2=’a’ với cú pháp: s2 in s1 cho kết quả là:

  • A. False
  • B. true
  • C. false
  • D. True

Câu 30: Xác định bài toán: “ kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không? ”

  • A. Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n
  • B. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố
  • C. Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n
  • D. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố

Câu 31: Để đọc mỗi lần một dòng từ tệp biến tệp f ta dùng lệnh:

  • A. s := f.readline()
  • B. s = readline()
  • C. s = f.readline()
  • D. s = f.read()

Câu 32: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?

  • A. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...
  • B. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.
  • C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
  • D. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.

Câu 33: Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?

Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 34: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc?

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3

Câu 35: Để mở và ghi dữ liệu vào tệp b.txt với biến tệp f ta dùng lệnh:

  • A. f := open(“b.txt”,w")
  • B. f = open(“b.txt”,w")
  • C. f = open(b.txt )
  • D. f = open(”b.txt”,"r")

Câu 36: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

Câu 37: Để khởi tạo xâu s rỗng ta dùng lệnh:

  • A. s=[]
  • B. s=“”
  • C. s=0
  • D. s=’0’

Câu 38: Mảng có kích thước n thì các phần tử mảng được đánh chỉ số tuần tự từ ?

  • A. 0 đến n - 3
  • B. 0 đến n - 2
  • C. 0 đến n – 4
  • D. 0 đến n – 1

Câu 39: Hàm sum() có thể được sử dụng để tính tổng của các phần tử ở đâu trong mảng hai chiều?

  • A. Tổng của mỗi cột
  • B. Tổng của mỗi hàng
  • C. Tổng của tất cả các phần tử
  • D. Tổng của đường chéo chính

Câu 40: Để xóa tất cả các phần tử trong danh sách ta dùng hàm gì?

  • A. append()
  • B. remove()
  • C. pop()
  • D. clear()

Đáp án:

1C 5B 9B 13D 17C 21B 25A 29D 33A 37B
2A 6C 10B 14D 18D 22B 26C 30D 34B 38D
3A 7C 11B 15C 19D 23B 27A 31C 35B 39C
4B 8B 12A 16D 20C 24B 28C 32D 36D 40D

B. Đề cương ôn tập Tin học ứng dụng 11 cánh diều cuối học kì 2

Câu 1: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống?

  • A. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật
  • B. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật
  • C. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng
  • D. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu, …

Câu 2: Hệ thống đăng ký và bán vé máy bay sử dụng kiến trúc hệ CSDL nào?

  • A. Hệ CSDL cá nhân
  • B. Hệ CSDL trung tâm
  • C. Hệ CSDL khách - chủ
  • D. Hệ CSDL phân tán

Câu 3: Khi dữ liệu tập trung tại một trạm, những người dùng trên các trạm khác có thể truy cập được dữ liệu này, ta nói đó là hệ CSDL gì?

  • A. Hệ CSDL phân tán xử lý tập trung
  • B. Hệ CSDL cá nhân
  • C. Hệ CSDL tập trung xử lý phân tán
  • D. Hệ QTCSDL phân tán

Câu 4: Trong Access, khi bạn nhập dữ liệu vào một trường có thuộc tính "Format" được thiết lập, điều gì xảy ra?

  • A. Dữ liệu sẽ không thể được nhập vào trường
  • B. Dữ liệu sẽ tự động được định dạng theo thuộc tính Format
  • C. Dữ liệu sẽ chỉ chứa các ký tự chữ cái
  • D. Dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới dạng số nguyên

Câu 5: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là

  • A. In dữ liệu
  • B. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu
  • C. Cập nhật dữ liệu
  • D. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa

Câu 6: Dữ liệu nhập vào hộp dữ liệu trong biểu mẫu sẽ được cập nhật vào đâu?

  • A. Trường dữ liệu mới nhất
  • B. Page Footer
  • C. Cơ sở dữ liệu
  • D. Bảng dữ liệu mới nhất

Câu 7: “Một người dùng máy tính cá nhân để quản lý thu, chi của gia đình” thì chọn kiến trúc nào của hệ CSDL cho phù hợp?

  • A. Kiểu kiến trúc nhiều tầng
  • B. Tập trung
  • C. Vừa tập trung vừa phân tán
  • D. Phân tán

Câu 8: Mục đích chính của việc xây dựng báo cáo là gì?

  • A. Đáp ứng yêu cầu thông tin của cấp quản lý
  • B. Tổng hợp dữ liệu cập nhật mới nhất
  • C. Sửa đổi dữ liệu trong báo cáo
  • D. Phục vụ người dùng

Câu 9: Vùng điều hướng trong Microsoft Access có chức năng gì?

  • A. Hiển thị nội dung của đối tượng được chọn.
  • B. Hiển thị danh sách các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.
  • C. Tổ chức các lệnh thao tác.
  • D. Đóng đối tượng đang làm việc.

Câu 10: Bước nào được thực hiện sau khi chọn Create\Query Design trong Access?

  • A. Hiển thị danh sách các bảng của CSDL.
  • B. Chọn tên bảng và thêm vào truy vấn.
  • C. Mở ra một vùng làm việc để thiết kế truy vấn.
  • D. Chọn tên truy vấn và lưu lại.

Câu 11: Khi liên kết bị sai, ta có thể sửa lại bằng cách chọn đường liên kết cần sửa, sau đó

  • A. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete
  • B. Edit → Relationship
  • C. Nháy đúp vào đường liên kết →chọn lại trường cần liên kết
  • D. Tools → RelationShip → Change Field

Câu 12: Để thay đổi tên trường trong bảng, ta phải làm gì?

  • A. Nháy chuột vào tên trường và gõ tên mới.
  • B. Nháy chuột vào nút lệnh Primary Key trong vùng nút lệnh.
  • C. Sử dụng nút lệnh Delete Rows hoặc Insert Rows trong vùng nút lệnh.
  • D. Nháy chuột vào ô vuông đầu mút trái cạnh tên trường.

Câu 13: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây?

  • A. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
  • B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
  • C. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL
  • D. Cung cấp công cụ quản lý bộ nhớ

Câu 14: Quản trị CSDL là để đảm bảo việc gì trong tổ chức, doanh nghiệp và chuẩn bị cho các sự cố có thể xảy ra đối với CSDL?

  • A. Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL.
  • B. Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập.
  • C. Lập kế hoạch phát triển và mở rộng CSDL.
  • D. Quản lý thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?

  • A. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng
  • B. Ngăn chặn các truy cập không được phép
  • C. Khống chế số người sử dụng CSDL
  • D. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn

Câu 16: Trong Cú pháp câu lệnh ràng buộc Foreign Key, từ khoá On Update có nghĩa gì? Hãy chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây

  • A. Là ràng buộc được phép cập nhật Check Key
  • B. Là ràng buộc được phép xóa khoá Foreign Key
  • C. Là ràng buộc được phép cập nhật khoá Foreign Key
  • D. Là ràng buộc được phép cập nhật khóa Primary Key

Câu 17: LIKE được sử dụng cùng với lệnh nào?

  • A. Mệnh đề WHERE
  • B. Mệnh đề JOIN
  • C. Mệnh đề ORDER BY
  • D. Mệnh đề GROUP BY

Câu 18: Quan hệ 1 - ∞ là gì trong việc nối dữ liệu giữa hai bảng?

  • A. Quan hệ 1 - ∞ lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên phải nhưng chỉ nối với các bản ghi của bảng bên trái khớp giá trị trong trường được kết nối.
  • B. Quan hệ 1 - ∞ chỉ nối các bản ghi nếu các giá trị trường được kết nối trùng khớp nhau.
  • C. Quan hệ 1 - ∞ lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên trái nhưng chỉ nối với các bản ghi của bảng bên phải khớp giá trị trong trường được kết nối.
  • D. Quan hệ 1 - ∞ không có ý nghĩa trong việc nối dữ liệu giữa hai bảng.

Câu 19: Khi đóng Access và khởi chạy lại tập CSDL, các thiết lập biểu mẫu điều hướng mới có hiệu lực hay không?

  • A. Có, sau khi khởi chạy lại tập CSDL.
  • B. Không, phải tạo một tập CSDL mới để áp dụng thiết lập mới.
  • C. Không, phải lưu tập CSDL trước khi đóng Access.
  • D. Có, ngay khi đóng Access.

Câu 20: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

  • A. Chế độ biểu mẫu có giao diện thân thiện, thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu.
  • B. Để làm việc trên cấu trúc của biểu mẫu thì biểu mẫu phải ở chế độ thiết kế.
  • C. Có thể tạo biểu mẫu bằng cách nhập dữ liệu trực tiếp (nháy đúp vào Create form by entering data)
  • D. Bảng ở chế độ hiển thị trang dữ liệu có thể được sử dụng để cập nhật dữ liệu.

Câu 21: Lập kế hoạch phát triển CSDL là nhiệm vụ của ai?

  • A. Chuyên viên công nghệ thông tin.
  • B. Người quản lý điều hành.
  • C. Nhà cung cấp phần mềm hệ quản trị CSDL.
  • D. Nhà quản trị CSDL.

Câu 22: Từ khóa SQL nào được sử dụng để sắp xếp danh sách kết quả:

  • A. SORT BY
  • B. SORT
  • C. ORDER
  • D. ORDER BY

Câu 23: Truy vấn SELECT trong Access được sử dụng để làm gì?

  • A. Nhập dữ liệu vào bảng.
  • B. Sửa đổi giá trị trường trong bảng.
  • C. Quản lý cơ sở dữ liệu.
  • D. Chọn và hiển thị dữ liệu từ các bảng.

Câu 24: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?

  • A. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau
  • B. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết
  • C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền
  • D. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL

Câu 25: Các thành phần nhỏ hơn trong báo cáo được gọi là gì?

  • A. Components
  • B. Sections
  • C. Elements
  • D. Controls

Câu 26: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?

  • A. Cập nhật hồ sơ
  • B. Khai thác hồ sơ
  • C. Tạo lập hồ sơ
  • D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ

Câu 27: Để chỉnh sửa mối quan hệ giữa hai bảng trong Access, cần thực hiện hành động gì?

  • A. Chọn mối quan hệ bằng cách nháy chuột lên đường nối hai bảng
  • B. Nhấn chuột phải và chọn Delete Relationship
  • C. Nhấn chuột phải và chọn Edit Relationship
  • D. Kéo thả chuột từ trường khóa ngoài trong bảng con vào trường khóa chính trong bảng mẹ

Câu 28: Trong Access, khi tạo biểu mẫu điều hướng, người dùng có thể chọn bố cục nào?

  • A. Vertical Tabs
  • B. Dropdown Menu
  • C. Slide-out Panel
  • D. Horizontal Tabs

Câu 29: Phần nào trong biểu mẫu hiển thị tiêu đề của biểu mẫu?

  • A. Page Header
  • B. Detail
  • C. Form Header
  • D. Form Footer

Câu 30: CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về …I… ) được dùng chung và phân tán về mặt …II… trên một mạng máy tính. Hãy chọn từ thích hợp điền vào hai chỗ trống.

  • A. I là lý thuyết; II là vật lí
  • B. I là logic; II là vật lí
  • C. I là tổ chức; II là cài đặt
  • D. I là logic; II là hình thức

Câu 31: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Phép chiếu PROJECT là phép toán tạo một quan hệ mới, các thuộc tính là các thuộc tính quan hệ nguồn
  • B. Phép chiếu PROJECT là phép toán tạo một quan hệ mới, các thuộc tính được biến đổi từ quan hệ nguồn.
  • C. Phép chiếu PROJECT là phép toán tạo một quan hệ mới, các bộ của quan hệ nguồn bỏ đi những bộ trùng lặp
  • D. Phép chiếu PROJECT là phép toán tạo một quan hệ mới, thoả mãn một tân từ xác định.

Câu 32: Công việc giám sát hiệu suất CSDL thuộc trách nhiệm của ai?

  • A. Chuyên viên công nghệ thông tin.
  • B. Người quản lý điều hành.
  • C. Nhà quản trị CSDL.
  • D. Nhà cung cấp phần mềm hệ quản trị CSDL.

Câu 33: Trường dữ liệu đầu tiên trong bảng Access có tên là gì?

  • A. Name
  • B. Field
  • C. AutoNumber
  • D. ID

Câu 34: Có thể thực hiện những thao tác nào trên biểu mẫu điều hướng trong Access?

  • A. Chuyển đổi giữa các biểu mẫu và báo cáo khác nhau.
  • B. Nhập dữ liệu vào các trường.
  • C. Chỉnh sửa dữ liệu từ các bảng nguồn.
  • D. Xem thông tin từ bảng nguồn.

Câu 35: Trong Access, để tạo một bảng mới, bạn cần làm gì?

  • A. Chọn Database -> New Table
  • B. Chọn Home -> New Table
  • C. Chọn Create -> Table Design
  • D. Chọn File -> New -> Table

Câu 36: Em hãy cho biết ý kiến nào là đúng. Trong giờ ôn tập về hệ CSDL, các bạn trong lớp thảo luận rất hăng hái. Đề cập đến vai trò của máy khách trong hệ CSDL khách-chủ, có rất nhiều bạn phát biểu:

  • A. Có nhiệm vụ kiểm tra quyền được truy cập vào CSDL
  • B. Không được phép cài đặt thêm bất kì một CSDL cá nhân nào
  • C. Tất cả đều sai
  • D. Có thể được dùng để lưu trữ một phần CSDL

Câu 37: Vai trò quan trọng nhất của quản trị CSDL của một tổ chức là?

  • A. đảm bảo tính sử dụng chung của dữ liệu
  • B. đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu
  • C. đảm bảo tính chuyên hóa của dữ liệu
  • D. đảm bảo để các CSDL của các tổ chức ấy luôn ở trong trạng thái sẵn sàng khi cần

Câu 38: Hướng dẫn tạo nhanh một số biểu mẫu có kết buộc với một bảng sử dụng nhóm lệnh nào?

  • A. Forms
  • B. Multiples Items
  • C. Create
  • D. More Forms

Câu 39: Hãy chọn phương án ứng với tác dụng của câu lệnh Select dưới đây

  • A. Lấy số đơn hàng của mỗi công ty
  • B. Lấy số đơn hàng của mỗi công ty, sắp xếp theo số công ty
  • C. Lấy số đơn hàng của mỗi công ty, sắp xếp theo tên công ty
  • D. Lấy số đơn hàng của một công ty company, sắp xếp theo tên công ty

Câu 40: Để chọn một trường trong truy vấn SELECT, ta cần làm gì?

  • A. Nháy chuột kép lên tên trường trong hộp thể hiện bảng.
  • B. Nháy chọn biểu tượng Run để hiển thị trường đó.
  • C. Nháy chuột phải và chọn tên trường từ danh sách.
  • D. Kéo đường viền đáy hộp để mở rộng trường đó.

Đáp án:

1B 5B 9B 13D 17A 21D 25B 29C 33D 37D
2B 6C 10C 14B 18C 22D 26D 30B 34B 38D
3C 7B 11B 15C 19A 23D 27C 31A 35C 39C
4B 8A 12A 16C 20A 24C 28D 32C 36D 40A

1 1,265 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: