Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 11 Học kì 2.

1 345 25/09/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Câu 1: Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

  • A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).
  • B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
  • C. xem xét, đo đạc thủy trình.
  • D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

Câu 2: Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại dương là:

  • A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 3: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

  • A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
  • B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
  • C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
  • D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 4: Chính sách hạn điền và hạn nô của nhà Hồ đã

  • A. hiện thực hóa khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
  • B. góp phần giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
  • C. giải phóng hoàn toàn bộ phận nô tì khỏi thân phận nô lệ.
  • D. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.

Câu 5: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

  • A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
  • B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
  • C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
  • D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 6: Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?

  • A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
  • B. Công nghiệp khai khoáng.
  • C. Sửa chữa và đóng tàu.
  • D. Giao thông hàng hải.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
  • B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
  • C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tá quyền lực.
  • D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.

Câu 8: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Campuchia.
  • D. Thái Lan.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  • B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.
  • C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.
  • D. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

Câu 10: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

  • A. Tổng trấn.
  • B. Trấn thủ.
  • C. Tuần phủ.
  • D. Huyện lệnh.

Hiển thị đáp án

Câu 11: Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội vào:

  • A. Giữa năm 1971.
  • B. Đầu năm 1975.
  • C. Năm 1976.
  • D. Cuối năm 1978.

Câu 12: Biển Đông là biển thuộc

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương.
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

  • A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
  • B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,
  • C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  • D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?

  • A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
  • B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
  • C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.

Câu 15: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

  • A. công nghiệp khai khoáng.
  • B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • C. giao thông hàng hải.
  • D. giao thông đường hàng không.

Câu 16: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí

  • A. Bắc thành.
  • B. Gia Định thành.
  • C. 4 doanh và 7 trấn.
  • D. phủ Thừa Thiên.

Câu 17: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

  • A. Châu Âu và châu Á.
  • B. Châu Phi và châu Mĩ.
  • C. Châu Âu và châu Phi.
  • D. Châu Á và châu Mĩ.

Câu 18: Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

  • A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
  • B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần.
  • C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến.
  • D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 19: Biển Đông có diện tích khoảng

  • A. 2,5 triệu km2.
  • B. 3,5 triệu km2.
  • C. 4,5 triệu km2.
  • D. 5,5 triệu km2.

Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

  • A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
  • B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
  • C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
  • D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

ĐÁP ÁN:

1C 2A 3C 4B 5B 6A 7C 8A 9A 10A
11D 12A 13D 14B 15D 16C 17A 18A 19B 20B

1 345 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: