Đề cương ôn tập KTPL 11 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Kinh tế pháp luật 11 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi KTPL 11 Học kì 2 .

1 279 25/09/2024


Đề cương ôn tập KTPL11 Học kì 2 (Cánh diều 2025)

Câu 1: Bảo vệ Tổ quốc là

  • A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
  • B. quyền cơ bản, cao quý của công dân.
  • C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
  • D. trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Lan truyền bí mật quốc gia.
  • C. Tham gia hiến máu nhân đạo.
  • D. Tự trang bị vũ khí quân dụng.

Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  • A. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
  • B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
  • C. Khám phá nền văn hóa của các nước khác.
  • D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Câu 4: Bạn Y là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn Y đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Tự do ngôn luận.
  • B. Thông cáo báo chí.
  • C. Đối thoại trực tuyến.
  • D. Kiểm soát truyền thông.

Câu 5: Trong trường hợp sau, anh H và anh T đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Anh H và anh T trao đổi với nhau về việc tìm hiểu thông tin kinh tế – xã hội của tỉnh mình. Anh H thường hay theo dõi thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước qua kênh VTV1, nhưng anh không hiểu làm thế nào để có thể biết được thông tin về tỉnh mình. Anh T đã tư vấn cho anh H có thể tìm hiểu qua kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

  • A. Tiếp cận thông tin.
  • B. Bảo hộ danh dự.
  • C. Tự do ngôn luận.
  • D. Tự do báo chí.

Câu 6: Anh V thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Đối thoại trực tuyến.
  • B. Tự do ngôn luận.
  • C. Quản trị truyền thông.
  • D. Thông cáo báo chí.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền

  • A. tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
  • C. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
  • D. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Câu 8: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
  • B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
  • C. Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.
  • D. Học tập và thực hành giáo luật tôn giáo.

Câu 9: Bố mẹ bạn A trong tình trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Bố mẹ A là người theo tôn giáo nhưng luôn tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình.

  • A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • B. Bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Được bảo hộ danh dự.
  • D. Tự do ngôn luận.

Câu 10: Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ

  • A. bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.
  • D. bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

Câu 11: Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về địa vị.
  • B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
  • C. Được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.
  • D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

  • A. di chúc thừa kế tài sản.
  • B. tài liệu liên quan đến vụ án.
  • C. hình ảnh di chỉ khảo cổ.
  • D. hồ sơ gia phả của dòng họ.

Câu 13: Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người

  • A. tôn trọng.
  • B. kiểm soát.
  • C. xâm nhập.
  • D. theo dõi.

Câu 14: Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều

  • A. bị xử phạt hành chính.
  • B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
  • C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  • D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 15: Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

  • A. Tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
  • B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
  • C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.
  • D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

Câu 16: Trong tình huống sau, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Tình huống. Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người.

  • A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.
  • B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
  • C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.
  • D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.

Câu 17: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền khiếu nại.
  • C. Quyền tố cáo.
  • D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 18: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu ? tù từ 03 tháng đến 02 năm.?

  • A. Từ 2 tháng đến 1 năm.
  • B. Từ 3 tháng đến 2 năm.
  • C. Từ 4 tháng đến 3 năm.
  • D. Từ 5 tháng đến 5 năm.

Câu 19: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ?

  • A. Tôn giáo.
  • B. Tín ngưỡng.
  • C. Mê tín dị đoan.
  • D. Truyền giáo.

Câu 20: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)

được gọi là?

  • A. Tôn giáo.
  • B. Tín ngưỡng.
  • C. Mê tín dị đoan.
  • D. Công giáo.

Đáp án:

1B 2A 3C 4A 5A 6B 7A 8C 9A 10A
11D 12B 13A 14B 15A 16B 17A 18B 19A 20A

1 279 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: