Đề cương ôn tập KTPL 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Kinh tế pháp luật 11 Giữa học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi KTPL 11 Giữa kì 2.

1 266 25/09/2024


Đề cương ôn tập KTPL 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Câu 1: Theo quy định của pháp luật: mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân

  • A. luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.
  • B. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
  • C. không tách rời với nghĩa vụ công dân.
  • D. không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.

Câu 2: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12A1 đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12A trường trung học phổ thông X đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

  • A. Quyền học tập.
  • B. Quyền sở hữu tài sản.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền bầu cử.

Câu 3: Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh K và chị H cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

  • A. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do kinh doanh.
  • D. Quyền sở hữu tài sản.

Câu 4: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua

  • A. nội dung thông cáo báo chí.
  • B. lựa chọn việc làm phù hợp.
  • C. kế hoạch điều tra nhân lực.
  • D. chiến lược phân bố dân cư.

Câu 5: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Văn hóa.
  • C. Lao động.
  • D. Giáo dục.

Câu 6: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

  • A. Chị H và anh Q.
  • B. Chị H và ông T.
  • C. Ông T và anh Q.
  • D. Chị H, anh Q và ông T.

Câu 7: Trong trường hợp sau, anh B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra.

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Tín ngưỡng.

Câu 8: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Tín ngưỡng.

Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

  • A. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.
  • B. Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • C. Chỉ có dân tộc đa số được tham gia vào các thành phần kinh tế của đất nước.
  • D. Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư ở các vùng kinh tế phát triển, trung tâm đất nước.

Câu 10: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội ?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12C, H được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên H đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo T (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình H và giải thích cho H hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. H cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

  • A. Bạn H.
  • B. Thầy T.
  • C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
  • D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 11: Hành vi của ông T trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền nào của công dân?

Trường hợp. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã phải công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng cho nhân dân được biết, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, khi người dân xã X yêu cầu được cung cấp thông tin về vấn đề này, ông T (là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X) lại không thực hiện việc công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã.

  • A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.
  • B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
  • D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Chị H tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
  • B. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
  • C. Bà G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.
  • D. Trưởng thôn X tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

Câu 13: Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông K được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh A, ông K chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị B (vợ anh A) mà không phát cho bà Q (mẹ anh A). Sau khi nhận được thắc mắc ông K giải thích: Bà Q không biết chữ nên ông K không ghi tên bà Q vào danh sách cử tri của xã.

  • A. Anh A.
  • B. Chị B.
  • C. Ông K.
  • D. Bà Q.

Câu 14: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông C là cán bộ hưu trí nhờ và được chị T kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà anh A vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

  • A. Công khai.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Bỏ phiếu kín.
  • D. Cùng hợp tác.

Câu 15: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu.
  • B. Giám sát hoạt động bầu cử.
  • C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
  • D. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Tìm hiểu danh sách các ứng cử viên.
  • B. Giám sát quy trình niêm phong hòm phiếu.
  • C. Tham khảo lí lịch trích ngang của đại biểu.
  • D. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

Câu 17: Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc

  • A. là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • B. là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
  • C. thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.
  • D. góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 18: Anh T và chị P cùng công tác tại một trạm thủy nông. Trong giờ làm việc, chị P phát hiện anh T sau khi uống rượu đã vận hành trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt gây ngập úng trên diện rộng. Lo sợ bị kỷ luật, anh T nhắn tin đe dọa yêu cầu chị P phải giữ bí mật việc làm trên của anh. Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công dân, chị P cần thực hiện quyền nào sau đây?

  • A. Tố cáo.
  • B. Tranh tụng.
  • C. Khiếu nại.
  • D. Khởi tố.

Câu 19: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện quyền

  • A. khiếu nại.
  • B. tố cáo.
  • C. truy xuất.
  • D. phán quyết.

Câu 20: Ông S là giám đốc, anh K và anh M là nhân viên cùng làm việc tại doanh nghiệp nhà nước X. Khi bị anh M cung cấp bằng chứng về việc mình đã tuyển dụng chị Q vào vị trí kế toán dù chị chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, ông S đã chỉ đạo chị Q ngụy tạo tình huống để vu khống anh M mắc sai phạm trong công việc. Dựa vào đó, ông S thực hiện quy trình và ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh M. Nhân cơ hội này, chị Q cố ý thanh toán không đủ các khoản phụ cấp cho anh M. Vì có quan hệ họ hàng và được anh M kể lại sự việc, anh K gửi đơn tới ông T là cán bộ có thẩm quyền đề nghị ông xem xét và giải quyết sự việc cho anh M. Do đã nhận 20 triệu đồng của ông S nên ông Thủy đơn của anh K. Được anh K thông tin về việc làm của ông T, anh M bí mật tung tin đồn thất thiệt khiến uy tín của ông T bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của những ai sau đây không phải là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

  • A. Anh K, anh M và ông T.
  • B. Ông T, anh K và ông S.
  • C. Anh K, chị Q và anh M.
  • D. Ông S, ông T và chị Q.

Đáp án:

1A 2D 3C 4D 5C 6D 7B 8D 9B 10B
11C 12C 13B 14C 15B 16D 17D 18C 19D 20B

1 266 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: