Đạo đức lớp 3 Bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 – Kết nối tri thức
Với lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 Bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 3.
Giải Đạo đức lớp 3 Bài 8: Xử lí bất hòa với bạn bè
Đạo đức lớp 3 trang 49 Khởi động
Đạo đức lớp 3 trang 49 Câu hỏi:
Chia sẻ trải nghiệm:
Em và bạn đã từng có bất hòa về việc gì? Em đã xử lí bất hòa đó như thế nào?
Trả lời:
Em với bạn đã từng có bất hòa về việc bạn ấy đã hiểu lầm em là người đã lấy bút của bạn ấy. Em đã gặp bạn ấy giải thích rõ ràng và chứng minh mình không lấy bút của bạn ấy.
Đạo đức lớp 3 trang 49, 50, 51, 52, 53 Khám phá
Đạo đức lớp 3 trang 49, 50 Câu hỏi 1: Tìm hiểu biểu hiện bất hòa với bạn bè.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu những biểu hiện bất hòa trong các bức tranh trên.
- Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hòa nào khác?
Trả lời:
- Những biểu hiện bất hòa trong các bức tranh trên là: không nhường nhịn nhau, tẩy chay bạn bè, không tin tưởng bạn, nói xấu sau lưng bạn, gây áp lực lên bạn.
- Ngoài ra, em còn biết những biểu hiện bất hòa như: đổ oan cho bạn, nói dối với bạn,…
Đạo đức lớp 3 trang 51 Câu hỏi 2: Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè.
Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
- Các bạn đã làm gì để xử lí bất hòa?
- Nếu không xử lí bất hòa thì điều gì có thể xảy ra?
Trả lời:
- Trong trường hợp thứ nhất: Nghi ngờ An lấy bút của mình, Hùng đã nói xấu An với các bạn trong lớp. Dù rất giận nhưng An đã kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, lắng nghe Hùng nói và bày tỏ ý kiến của mình. Nếu không tự kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, An có thể đã nghĩ sai về Hùng, làm Hùng cảm thấy tổn thương và hai bạn sẽ không thể chơi với nhau một cách vui vẻ được.
- Trong trường hợp hai: Khi không được Mai rủ đi học, Hà đã bình tĩnh và chủ động gặp Mai làm hòa để làm hòa và gắn kết tình bạn của cả ba. Nếu Hà không bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và chủ động giải quyết bất hòa thì Hà và Mai có thể sẽ không còn chơi thân với nhau nữa nhưng Hà đã khéo léo giải quyết vấn đề nên Hà và Mai đã có thêm một người bạn tốt là Hiền.
Đạo đức lớp 3 trang 52 Câu hỏi 3: Tìm hiểu cách xử lí bất hòa với bạn bè.
Quan sát tranh và nêu cách xử lí bất hòa với bạn bè.
- Em còn cách xử lí nào khác khi bất hòa với bạn bè?
Trả lời:
Cách xử lí bất hòa với bạn bè là: tìm hiểu nguyên nhân gây bất hòa, nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe bạn nói, không ngắt lời, chủ động xin lỗi một cách chân thành nếu có lỗi, bắt tay vui vẻ làm hòa,…
Đạo đức lớp 3 trang 53 Câu hỏi 4: Giúp bạn bè xử lí bất hòa.
Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Khi thấy hai bạn bất hòa, Tuấn đã làm gì?
Trả lời:
Khi thấy hai bạn bất hòa, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai. Cuối cùng, hai bạn hiểu ra và nói lời xin lỗi với nhau.
Đạo đức lớp 3 trang 54, 55, 56 Luyện tập
Đạo đức lớp 3 trang 54 Câu hỏi 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây:
Trả lời:
Em đồng tình với các ý kiến 1, 2, 3, 4, 5 và không đồng tình với ý kiến 6 vì việc xử lí tốt bất hòa với bạn bè sẽ giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn một cách dễ dàng hơn.
Đạo đức lớp 3 trang 54, 55 Câu hỏi 2: Em đồng tính hoặc không đồng tình với cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Cách xử lí 1: Em không đồng tình, vì khi giận bạn chúng ta nên tìm cách nói chuyện, tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe ý kiến của bạn vì đôi khi chúng ta đang hiểu lầm bạn.
Cách xử lí 2: Em đồng tình, vì khi bị bạn bè hiểu lầm chúng ta nên tìm cách để nói chuyện và giải thích với bạn để hai bạn có thể chơi vui vẻ với nhau.
Cách xử lí 3: Em không đồng tình, vì khi tranh luận chúng ta nên bình tĩnh, nhẹ nhàng để lắng nghe ý kiến của nhau, cần bảo vệ những ý kiến đúng và tiếp thu những ý kiến chưa đúng của chúng ta để sửa đổi.
Cách xử lí 4: Em không đồng tình, vì khi bị bạn nói xấu em cần tìm gặp bạn và bình tĩnh nói chuyện, giải thích để bạn hiểu chứ không nên tìm cách nói xấu lại bạn đó.
Cách xử lí 5: Em không đồng tình, vì khi bạn thân giận chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết chúng, bạn có nhiều nhưng bạn thân thì chúng ta chưa chắc đã có nhiều nên chúng ta cần phải trân trọng tình bạn.
Đạo đức lớp 3 trang 55 Câu hỏi 3: Xử lí tình huống.
Trả lời:
- Tính huống 1: Nếu là Hải em sẽ nhẹ nhàng giải thích cho Huy rằng mình phải về sớm kẻo bố mẹ lo vì trước khi đi bố mẹ tớ đã dặn về sớm và chào tạm biệt các bạn để ra về.
- Tình huống 2: Em sẽ nói cho Hương biết tính cách của Giang sau đó tạo cơ hội cho Hương và Giang gặp nhau nói chuyện để hai bạn ấy hiểu hơn về nhau.
Đạo đức lớp 3 trang 56 Câu hỏi 4: Em sẽ khuyên các bạn điều gì?
Trả lời:
Tình huống 1: Trong nhóm học tập của em, có hai bạn thường tranh cãi gay gắt với nhau, em sẽ góp ý riêng với từng bạn và khuyên hai bạn không nên tranh cãi với nhau. Ngoài ra, em sẽ rủ hai bạn cùng chơi để các bạn hiểu hơn về nhau.
Tình huống 2: Em sẽ khuyên Mai không nên bực tức và chấp nhận lời xin lỗi của Phượng vì Phượng chỉ vô tình chứ không cố ý làm rách quyển sổ và Phượng cũng đã hứa sẽ đền cho Mai quyển sổ mới rồi.
Đạo đức lớp 4 trang 56 Vận dụng
Đạo đức lớp 3 trang 56 Câu hỏi 1: Hãy chia sẽ những việc em đã làm hoặc sẽ làm để xử lí bất hòa với bạn bè.
Trả lời:
Khi bị bạn hiểu lầm em đã lấy trộm bút của bạn, em đã tìm gặp bạn, bình tĩnh và giải thích để chứng minh mình không lấy bút của bạn. Nhờ vậy, bạn đã hết hiểu lầm em và chúng em lại vui vẻ chơi với nhau.
Đạo đức lớp 3 trang 56 Câu hỏi 2: Em hãy tư vấn cho các bạn hàng xóm, bạn ở lớp cách xử lí nếu các bạn đang có bất hòa.
Trả lời:
Nếu đang có bất hòa với bạn của mình, các bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sau đó tìm gặp bạn của mình để nói chuyện, giải thích nhằm giúp hai bạn hiểu nhau hơn, từ đó mọi hiểu lầm sẽ được giải quyết và tình bạn sẽ ngày càng bền chặt hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Chuyên đề Toán lớp 3 cơ bản, nâng cao (lý thuyết + bài tập) cả 3 sách
- Tuyển tập đề thi Violympic Toán lớp 3 (Vòng 1 - 10) năm 2024 có đáp án chi tiết
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - Wonderful World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Global success
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức
- Tập làm văn lớp 3 - Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Âm nhạc lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tin học lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 – Kết nối tri thức