Chuyên đề Hóa 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phòng chống cháy, nổ

Với giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa 10 KNTT Bài 8.

1 12191 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ

Giải bài tập trang 43 Chuyên đề Hóa 10 Bài 7

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi mở đầu trang 43 Chuyên đề Hóa 10: Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ cháy, nổ nếu được phát hiện sớm và xử lí kịp thời, đúng quy trình thì hậu quả của chúng sẽ giảm đi nhiều lần.

Vậy, dựa vào dấu hiệu nào để sớm nhận ra nguy cơ xảy ra đám cháy? Khi chữa cháy cần tuân theo các quy tắc và quy trình nào? Sử dụng chất chữa cháy nào để dập tắt đám cháy đó?

Lời giải:

- Điều kiện cần và đủ để xuất hiện đám cháy là nguồn nhiệt, chất cháy và chất oxi hóa.

- Dựa vào các dấu hiệu như cột khói, lửa cháy, mùi có thể nhận biết sớm đám cháy.

- Nguyên tắc chữa cháy là cách li chất cháy, cách li hoặc làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ oxygen.

- Khi chữa cháy cần tuân theo quy trình sau:

+ Báo động cho mọi người biết.

+ Cúp cầu dao điện khu vực bị cháy.

+ Dùng các vật dụng tại chỗ để dập lửa.

+ Gọi 114 để gọi đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) chuyên nghiệp.

- Hiện nay có nhiều loại chất chữa cháy, phổ biến là nước, carbon dioxide, bọt chữa cháy và bột chữa cháy.

Giải bài tập trang 46 Chuyên đề Hóa 10 Bài 8

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Phòng cháy, nổ

Câu hỏi 1 trang 46 Chuyên đề Hóa 10: Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình.

Lời giải:

Các biện pháp đề phòng nguy cơ chảy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình:

- Lắp đặt hệ thống điện đúng cách, đúng kĩ thuật. Không tự ý lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện.

- Luôn có sẵn bình phòng cháy chữa cháy hộ gia đình trong nhà

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 46 Chuyên đề Hóa 10: Nêu các biện pháp đề phòng cháy, nổ khi sử dụng bếp gas và cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ gas trong nhà.

Lời giải:

Các biện pháp đề phòng cháy, nổ khi sử dụng bếp gas như sau:

- Mua bình gas tại các cơ sở uy tín;

- Kiểm tra van gas, ống dẫn gas thường xuyên.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Vị trí lắp đặt bếp, bình gas đúng cách. Chọn vị trí đặt bếp gas chắc chắn, khô ráo, không bị gió lùa trực tiếp vào bếp, không gian thoáng.

- Thường xuyên có mặt quan sát trong quá trình đun nấu.

- Khóa van gas sau khi sử dụng.

- Không nên sử dụng bếp gas quá cũ.

- Không nên tự ý sửa chữa các thiết bị khi không có chuyên môn. Nên gọi nhân viên đến sửa chữa nếu thấy dấu hiệu bất thường.

- Không nên sử dụng bình gas mini sang chiết nhiều lần.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ gas trong nhà như sau:

- Mở cửa, tạo điều kiện thông thoáng để khí gas thoát ra ngoài.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Lập tức tắt các nguồn lửa, khóa van bình gas.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Không quẹt diêm hoặc bật lửa để kiểm tra vị trí rò rỉ gas.

- Không tắt hay mở bất kì thiết bị điện nào. Tốt nhất hãy tìm cách ngắt được nguồn điện từ xa.

- Không sử dụng điện thoại trong khu vực nghi rò rỉ gas.

- Báo ngay cho nhà cung cấp gas đến xử lí.

Giải bài tập trang 50 Chuyên đề Hóa 10 Bài 8

II. Chữa cháy

Câu hỏi 3 trang 50 Chuyên đề Hóa 10: a) Hãy nêu các dấu hiệu nhằm phát hiện sớm đám cháy.

b) Em cần làm gì khi phát hiện đám cháy?

Lời giải:

a) Các dấu hiệu nhằm phát hiện sớm đám cháy:

+ Ngửi thấy mùi khét.

+ Có khói màu đen hoặc màu xám.

+ Ngọn lửa lớn, tiếng nổ to.

+ Ngoài những dấu hiệu trên, chúng ta có thể nhận hoặc phát tín hiệu cảnh báo sớm về đám cháy nhờ các thiết bị báo cháy, tiếng ồn (tiếng la hét, còi báo động,...)

b) Khi phát hiện đám cháy, em cần làm những điều sau:

+ Báo động cho mọi người biết: Hô hoán, gõ kẻng, gọi loa, bấm chuông báo cháy,…

+ Cúp cầu dao điện khu vực bị cháy. Nên dùng bao tay hoặc các vật cách điện để ngắt cầu dao, tránh nguy cơ bị điện giật.

+ Dùng các vật dụng tại chỗ để dập lửa: bình chữa cháy, chăn, nước, cát,…

+ Gọi 114 để gọi đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) chuyên nghiệp.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 4 trang 50 Chuyên đề Hóa 10: Để xử lí các đám cháy loại D như đám cháy kim loại magnesium không thể dùng nước, khí carbon dioxide, bọt chữa cháy, bột chữa cháy.

a) Viết các phương trình hóa học để giải thích lí do.

b) Đề xuất biện pháp dập tắt đám cháy magnesium.

Lời giải:

a) - Không dùng nước để dập tắt đám cháy magnesium vì magnesium tiếp tục cháy do các phản ứng với nước:

Mg + H2O to MgO + H2

- Không dùng khí CO2 để chữa đám cháy magnesium vì sẽ xảy ra phản ứng:

Mg + CO2 to MgO + C

Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than này tiếp tục cháy và làm cho đám cháy càng khó kiểm soát.

- Không dùng bọt chữa cháy, vì chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với không khí và nước có trong bọt.

Mg + H2O to MgO + H2

- Không dùng bột chữa cháy có chứa NaHCO3 vì khi nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành CO2 và lại tiếp tục phản ứng với Mg khiến đám cháy lan rộng hơn.

Mg + CO2 to MgO + C

b) Đề dập tắt đám cháy magnesium có thể sử dụng chất bột khô (bột ABC, BC).

Em có thể trang 50 Chuyên đề Hóa 10:

• Cảnh báo sớm nguy cơ gây cháy và cách xử lí sự cố hoả hoạn theo tiêu lệnh chữa cháy.

• Tham gia vào các công việc của lực lượng chữa cháy tại chỗ.

• Sử dụng được một số loại bình chữa cháy thông dụng.

Lời giải:

- Tiêu lệnh chữa cháy

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Sử dụng bình chữa cháy thông dụng:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 8: Phòng chống cháy, nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 6: Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa. Nhiệt độ tự bốc cháy

Bài 7: Hóa học về phản ứng cháy, nổ

Bài 9: Thực hành vẽ cấu trúc phân tử

Bài 10: Thực hành thí nghiệm hóa học ảo

Bài 11: Thực hành tính tham số cấu trúc và năng lượng

1 12191 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: