Chi tiết mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp năm 2023 [Mới nhất]

Việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là rất nguy hiểm, hãy tìm hiểu xem mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như thế nào nhé!

1 236 02/06/2023


Chi tiết mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp năm 2023 [Mới nhất]

1. Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ là khái niệm cho biết lượng hóa chất trong một hỗn hợp, thường là dung dịch. Như vậy trong lĩnh vực giao thông, nồng đồ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người.

2. Vì sao trong máu lại có nồng độ cồn?

Nông độ cồn trong máu được ký hiệu là BAC (tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration). BAC 0,01% có nghĩa là có 0,01 gram rượu trong 100 ml máu.

Khi sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… dạ dày và ruột non đảm nhận chức năng tiêu hóa sẽ hấp thụ ethanol có trong các loại đồ uống có cồn, nhờ đó ethanol sẽ được hấp thụ vào trong máu và nhờ quá trình tuần hoàn của máu mà ethanol được máu vận chuyển đi thẳng đến gan. Ở đây, gan sẽ chuyển hóa lượng cồn, nhưng thường thì gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng ethanol nhất định trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào từng người. Phần còn lại chưa được chuyển hóa sẽ được máu vận chuyển mang đi khắp cơ thể đến não, phổi,…. Theo đó, ta có thể hiểu rằng khi uống đồ uống có cồn thì máu của mình sẽ trở thành dung dịch có ethanol (cồn). Nên ta mới có khái niệm nồng độ cồn trong máu.

Vì lượng máu vẫn giữ nguyên còn ethanol lại càng ngày càng được hấp thụ nhiều khi sử dụng nhiều rượu, bia, điều đó khiến cho nồng độ cồn trong máu càng cao hơn. Do đó mới có nồng độ cồn cao thấp khác nhau.

Chi tiết mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)

3. Nồng độ cồn trong hơi thở

Trong khi được máu vận chuyển đi khắp cơ thể, ethanol không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Do đó, khi máu đi qua phổi, do cồn dễ bay hơi nên cồn dễ dàng di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí. Nồng độ của rượu trong không khí phế nang phản ánh đến nồng độ cồn trong máu. Khi cồn trong phổi đi ra ngoài khi thực hiện động tác thở ra, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra nồng độ cồn trong hơi thở.

Do đó, thay vì phải lấy máu của tài xế để kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra hơi thở của tài xế ngay tại chỗ và nhanh chóng để biết liệu tài xế này có sử dụng rượu bia vi phạm giao thông hay không.

Chi tiết mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)

4. Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

5. Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

6. Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

   

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

   

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

   

7. Quyết tâm ngăn chặn lái xe sử dụng ma túy, rượu bia khi lái xe

- Bộ Công an vừa ban hành Kế hoạch, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”. Kế hoạch này thực hiện xuyên suốt cả năm 2022.

 Chi tiết mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)

 

- Trong đợt ra quân lần này, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP.Hồ Chí Minh sẽ tăng cường lực lượng, chốt chặn và tuần tra kiểm soát trên mọi tuyến đường, quyết tâm ngăn chặn tài xế sử dụng ma túy, rượu bia khi lái xe.

 

1 236 02/06/2023