Câu hỏi:
10/09/2024 169Yếu tố nào tác động tích cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
B. Trật tự hai cực Ianta hình thành.
C. Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu.
D. Chủ nghĩa thực dân bị tiêu diệt.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống,là yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Vì chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới đã cổ vũ về vật chất cũng như tinh thần đối với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ: từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là chống Mĩ của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ, viện trợ, giúp đỡ về vật chất và cổ vũ về tinh thần từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc,…
- Đáp án B loại vì sự hình thành trật tự hai cực với đặc trưng là thế giới bị chia thành hai phe TBCN và XHCN. Trong đó, Mĩ đứng đầu phe TBCN đã ra sức thực hiện chiến lược toàn cầu với mưu đồ làm bá chủ thế giới và là nước khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô đến năm 1949 đã bao trùm toàn thế giới và sự chạy đua giữa hai phe đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cụ thể là làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Đáp án C loại vì đây là tác động tiêu cực.
- Đáp án D loại vì chủ nghĩa thực dân bị giải trừ nhờ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không ngừng nghỉ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
→ A đúng.B,C,D sai
* Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi:
* Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập (1953, Libi (1952),...
* Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào đấu tranh lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với các thắng lợi của: Tuynidi (1956),Gana (1956), Ghine (1957), Marốc (1960), ...
* Giai đoạn 1960 – 1975:
+ 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”.
+ Thắng lợi của nhân dân Etiopia (1974), Môdămbích và Ănggôla năm 1975 được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
* Giai đoạn 1985 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
+ 18/4/1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
+ 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
+ 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
Câu 2:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á bị chia cắt thành hai quốc gia độc lập?
Câu 3:
Theo quyết định của Hội nghị Pốtxdam, lực lượng nào với danh nghĩa Đồng minh vào nước ta làm nhiệm vụ giải quyết phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?
Câu 4:
Khó khăn cơ bản của kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là
Câu 5:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của
Câu 6:
Vì sao tháng 8-1908, chính phủ Nhật trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam?
Câu 7:
Cuối thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách nào?
Câu 8:
Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000), Mĩ đã đạt được kết quả nào dưới đây?
Câu 10:
Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?
Câu 12:
Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?
Câu 13:
Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959?
Câu 14:
Nội dung nào phản ánh đúng về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?
Câu 15:
Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì?