Câu hỏi:

22/10/2024 111

Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe.

B. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

C. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ.

D. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

- Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây (từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX) chủ yếu là do tình trạng đối đầu giữa hai phe đưa tới bất lợi. Cụ thể là vị thế của Mĩ và Liên Xô ngày càng suy giảm và cuộc chạy đua vũ trang trong hơn 4 thập kỉ quá tốn kém.

→ D đúng.A,B,C sai.

* XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ “CHIẾN TRANH LẠNH” CHẤM DỨT

1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây.

- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mỹ.

+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

+ 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược,...

 Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki.

- Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.

2. Chiến tranh lạnh kết thúc.

* Nguyên nhân:

1 - Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.

2 - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.

3 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ => đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.

⇒Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

- Tháng 12/1989, tại Manta, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

⇒Tổng thống Mĩ G. Buso (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goocbachop tuyên bố chấm dứt chiến tranh (tháng 12/1989)

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương?

Xem đáp án » 21/11/2024 1,173

Câu 2:

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Xem đáp án » 22/07/2024 863

Câu 3:

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), quốc gia nào ở châu Á giữ nguyên trạng?

Xem đáp án » 22/07/2024 731

Câu 4:

Cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

Xem đáp án » 22/07/2024 562

Câu 5:

Thực chất của quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là sự chi phối của

Xem đáp án » 23/07/2024 410

Câu 6:

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 - 1925, tư tưởng đấu tranh của nhóm Trung Bắc tân văn là

Xem đáp án » 22/07/2024 362

Câu 7:

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991)?

Xem đáp án » 13/09/2024 308

Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc ở châu Phi phát triển là

Xem đáp án » 22/07/2024 296

Câu 9:

Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 293

Câu 10:

Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 22/07/2024 274

Câu 11:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam bao gồm

Xem đáp án » 22/07/2024 272

Câu 12:

Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?

Xem đáp án » 22/07/2024 258

Câu 13:

Điểm khác biệt của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 257

Câu 14:

Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1930 có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án » 22/07/2024 255

Câu 15:

Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX là

Xem đáp án » 23/07/2024 249

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »