Câu hỏi:
13/09/2024 308
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991)?
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991)?
A. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với các nước châu Âu.
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu
C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với các nước châu Âu không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991).
- Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988-1991):
+ Khủng hoảng kinh tế kéo dài, mô hình kinh tế kém hiệu quả.
+ Hệ thống chính trị lỗi thời, thiếu dân chủ và tự do.
+ Cải cách thất bại (Perestroika), gây bất ổn thêm.
+ Phong trào dân chủ Đông Âu làm sụp đổ chế độ cộng sản.
+ Suy yếu về tư tưởng, niềm tin vào xã hội chủ nghĩa giảm sút.
+ Sức ép từ phương Tây và cuộc chạy đua vũ trang.
Các yếu tố này dẫn đến sự tan rã vào 1991.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.
1. Sự khửng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
a. Bối cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Tình hình Liên Xô: Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
- Tháng 3/1985, M. Gooc-ba-chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước
- Đường lối cải tổ của Liên Xô tập trung vào việc: “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
- Hậu quả: đất nước Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng.
+ Kinh tế hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..); thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
- Tháng 8/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chốp thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) được thành lập.
- Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chốp từ chức tổng thống; cờ búa liềm trên nóc điện krem-li bị hạ xuống ⇒ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, từ cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, trì trệ:
+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
+ Đời sống chính trị - xã hội không ổn định. Lực lượng phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện một số cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị song thất bại => cuối những năm 80 – đầu những năm 90, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu.
- Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương?
Nội dung nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương?
Câu 2:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 3:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), quốc gia nào ở châu Á giữ nguyên trạng?
Câu 4:
Cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
Câu 5:
Thực chất của quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là sự chi phối của
Thực chất của quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là sự chi phối của
Câu 6:
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 - 1925, tư tưởng đấu tranh của nhóm Trung Bắc tân văn là
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 - 1925, tư tưởng đấu tranh của nhóm Trung Bắc tân văn là
Câu 7:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc ở châu Phi phát triển là
Câu 8:
Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Câu 9:
Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 10:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam bao gồm
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam bao gồm
Câu 11:
Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 12:
Điểm khác biệt của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
Điểm khác biệt của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
Câu 13:
Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1930 có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là
Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1930 có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là
Câu 14:
Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX là
Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX là
Câu 15:
Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi?
Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi?