Câu hỏi:
28/10/2024 124Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
B. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.
C. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều
- Các đáp A,B,C là yếu tố chủ quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN.
→ D đúng. A, C, D sai.
* Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
a. Bối cảnh ra đời.
- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).
⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.
b. Mục tiêu hoạt động.
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.
c. Quá trình phát triển.
* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
* Giai đoạn 1976 – 1991:
- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.
- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.
* Giai đoạn 1991 – nay:
- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.
- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.
- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.
- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.
Xem thêm các bài viết liện quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hành động nào sau đây thể hiện rõ nhất các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ?
Câu 2:
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Câu 3:
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vào thời điểm nào?
Câu 4:
Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000?
Câu 5:
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp rất hạn chế phát triển công nghiệp nặng?
Câu 7:
Vì sao cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925) đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?
Câu 8:
Biến đổi tích cực, quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
Câu 9:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không dựa vào lý do nào
Câu 10:
Thỏa thuận nào sau đây của hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam?
Câu 12:
Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?
Câu 13:
Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là
Câu 14:
Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô:
Câu 15:
Nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc có ý nghĩa nhất để Liên Xô vận dụng nhằm hạn chế sự chi phối của các nước tư bản chủ nghĩa?