Câu hỏi:
22/08/2024 577Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là?
A. Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
B. Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
C. Hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
D. Chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là:
+ Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
B đúng.
* Tìm hiểu về "Diễn thế sinh thái"
1. Khái niệm
- Diễn thế sinh thái là quá trình thay đổi dần thành phần loài của quần xã theo thời gian, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Sự thay đổi thành phần loài theo thời gian dẫn đến sự thay thế tuần tự các dạng quần xã, từ quần xã tiên phong (giai đoạn đầu) biến đổi qua các dạng quần xã trung gian (giai đoạn giữa) và cuối cùng hình thành nên quần xã tương đối ổn định là quần xã đỉnh cực (giai đoạn cuối).
- Diễn thế sinh thái có tính quy luật và gắn liền với sự thay đổi của các nhân tố vô sinh (điều kiện chiếu sáng, thổ nhưỡng,...).
Ví dụ: Sau khi núi lửa phun trào trên đảo Krakatau, Indonesia vào năm 1883, toàn bộ hòn đảo bị bao phủ bởi lớp tro bụi núi lửa, nham thạch nguội và hoàn toàn không có sự sống. Các khảo sát ở những năm tiếp theo cho thấy: một số rất ít loài đầu tiên định cư trên đảo gồm vi khuẩn, địa y, tảo,...; năm 1897, quần xã gồm nhiều loài thân cỏ ưa sáng chiếm ưu thế, đất đã có nhiều mùn tích tụ; năm 1906, đã xuất hiện cây thân gỗ, cỏ ưa sáng bị thay thế bằng cỏ ưa bóng; năm 1919, trên đảo đã bắt đầu hình thành quần xã rừng nhiệt đới đặc trưng tương tự như các đảo bên cạnh.
2. Các loại diễn thế sinh thái
- Dựa vào điều kiện môi trường khởi đầu, diễn thế sinh thái được chia thành hai loại là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh (H 30.1).
a) Diễn thế nguyên sinh
- Diễn thể nguyên sinh là diễn thể bắt đầu từ môi trường trống trơn, nơi không có bất kì loài sinh vật nào sinh sống. Kiểu diễn thế này xảy ra ở những nơi như vùng có đá nham thạch nguội sau khi núi lửa phun trào hoặc trên bề mặt các lớp đá sau khi băng vĩnh cửu tan.
- Diễn thế nguyên sinh diễn ra trong một thời gian dài. Những loài đầu tiên thích nghi với điều kiện nghèo dinh dưỡng như vi khuẩn, dịa y, tảo, rêu,... hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn mở đầu). Tiếp theo là giai doạn các quần xã tuần tự thay thế nhau (giai đoạn giữa) cho đến khi hình thành quân xã dình cực (giai doạn cuối) (H 30.1a).
b) Diễn thế thứ sinh
- Diễn thể thứ sinh là diễn thế bắt dầu từ nơi quân xã bị tổn hại, có một số loài bị tiêu diệt. Ví dụ, quần xã sinh vật bị thiên tai, hoả hoạn hoặc do các hoạt dộng của con người.
- Do môi trường trước đó đã có quần xã sinh vật tồn tại nên trong điều kiện môi trường thuận lợi, thời gian hình thành quần xã có cấu trúc ổn định ở diễn thế thứ sinh thường nhanh hơn so với diễn thể nguyên sinh.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế nào?
Câu 2:
Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là kiểu diễn thế gì?
Câu 3:
Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong quá trình diễn thế sinh thái, loài ưu thế chính là những loài đã “tự đào huyệt chôn mình”.
(2) Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là do tác động trực tiếp của con người.
(3) Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn cuối hình thành quần xã có độ đa dạng lớn nhất.
(4) Sau quá trình diễn thế thứ sinh có thể lại bắt đầu quá trình diễn thế nguyên sinh.
(5) Diễn thế sinh thái là sự thay đổi cấu trúc quần xã một cách ngẫu nhiên.
Câu 4:
Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trinh tự như thế nào?
Câu 5:
Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?
(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.
(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
(3) Đánh bắt cá ở ao.
(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Phương án đúng là
Câu 7:
Quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau diễn thế gọi là?
Câu 8:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi cửa môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi tuần tự quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
Câu 9:
Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
Câu 10:
Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau 1 thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
Câu 12:
Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng là: