Câu hỏi:

11/09/2024 283

Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông-xuân 1964-1965 là

A. Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. 

Đáp án chính xác

B. Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

D. Thắng lợi quân sự lớn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông-xuân 1964-1965 là Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. 

Trong phong trào đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân Mĩ. Chiến thắng trên mặt trận quân sự đóng vao trò quan trọng, đặc biệt là trong đông – xuân 1964 – 1965.

+  Chiến dịch tấn công địch mở miền Đông Nam Bộ với  trân mở màn đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa, ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 17000 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thắng vận”, “thiết xa vận” của địch => Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

+ Quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã => làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

- Chiến thắng Bình Giã thực sự là đòn quyết định, góp phần làm thất bại quốc sách “ấp chiến lược” vấn đề “xương sống” trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận” của Mỹ - ngụy; đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận ” của Mỹ ..

→ B,D sai.

- Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

→ C sai.

* MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾN QUỐC MĨ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội  Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Thủ đoạn thực hiện:

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

* Mặt trận chống phá bình định: ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.

- Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược” (lập được non nửa số 16000 ấp).

- Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% dân ở Miền Nam vẫn do lực lượng cách mạng kiểm soát.

* Mặt trận chính trị: phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.

* Mặt trận quân sự:

- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.

- Ngày 2/1/1963, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Trong Đông – Xuân 1864 – 1965, quân dân miền Nam giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là các thắng lợi: Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),...

⇒ Với những chiến thắng dồn dập trên các mặt trận, quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền  Sài Gòn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ý nghĩa lớn nhất của thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên là

Xem đáp án » 26/07/2024 12,438

Câu 2:

Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) là

Xem đáp án » 23/07/2024 11,551

Câu 3:

Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng…”

Xem đáp án » 22/07/2024 2,373

Câu 4:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,629

Câu 5:

Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” giống với âm mưu trong chiến lược nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,369

Câu 6:

Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong

Xem đáp án » 23/07/2024 1,315

Câu 7:

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 677

Câu 8:

Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ 

Xem đáp án » 18/07/2024 615

Câu 9:

Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?

Xem đáp án » 17/07/2024 442

Câu 10:

Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh . ..”. Hãy cho biết đây là câu nói của ai?

Xem đáp án » 21/07/2024 442

Câu 11:

Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” là

Xem đáp án » 19/07/2024 425

Câu 12:

Chủ trương “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 360

Câu 13:

Cho một số sự kiện sau:

1.    Phong trào Đồng khởi

2.    Chiến dịch Hồ Chí Minh

3.    Hiệp định Pa-ri

4.    Cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân

5.    Trận “Điện Biên Phủ trên không”

Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian:

Xem đáp án » 22/07/2024 359

Câu 14:

Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì?

Xem đáp án » 17/07/2024 356

Câu 15:

Với chiến thắng của phong trào “Đồng Khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

Xem đáp án » 22/07/2024 348

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »