Câu hỏi:
28/10/2024 158
Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?
Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?
A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.
C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.
D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ,không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học.
- Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
- Các đáp án còn lại là đối tượng nghiên cứu của sử học.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1.1. Lịch sử
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
1.2. Hiện thực lịch sử
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
- Ví dụ:
+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...
+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
1.3. Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm
+…
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học
2.1. Đối tượng nghiên cứu của sử học
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,...
- Ví dụ:
+ Lịch sử ngoại giao Việt Nam
+ Công cụ lao động của người nguyên thủy…
+ Các cuộc chiến tranh thế giới
+ …
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của sử học
- Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).
- Nhiệm vụ của Sử học là:
+ Cung cấp những tri thức khoa học (những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng về quá khứ)
+ Giáo dục, nêu gương (hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn)
2.3. Nguyên tắc cơ bản của sử học
- Các nguyên tắc cơ bản của sử học:
+ Nguyên tắc khách quan: dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều
+ Nguyên tắc trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử
+ Nguyên tắc tiến bộ: Từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng dến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ
+ Ngoài các nguyên tắc trên, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử còn phải bảo đảm tính toàn diện và cụ thể
- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,
+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy đặt các câu hỏi để khai thác sử liệu sau (gợi ý: đặt câu hỏi theo kĩ thuật tư duy 5W1H trong học tập lịch sử).
Hình 14. Một hiện vật tiêu biểu thuộc văn hoá Đông Sơn
Hãy đặt các câu hỏi để khai thác sử liệu sau (gợi ý: đặt câu hỏi theo kĩ thuật tư duy 5W1H trong học tập lịch sử).
Hình 14. Một hiện vật tiêu biểu thuộc văn hoá Đông Sơn
Câu 2:
Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
Câu 3:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
Câu 6:
Đoạn dữ liệu 2: Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiên Ngô Vuong, lấy quân mỏi họp của nuốc Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháp, mở nưÓC XLưng Vương, làm cho người phương Bắc không cảm lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giải mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi để, đổi niên hiệu, nhưng chỉnh thông của nước Việt ta ngõ háu đã nói lại được".
(Theo Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 - 2015)
Đoạn dữ liệu 2: Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiên Ngô Vuong, lấy quân mỏi họp của nuốc Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháp, mở nưÓC XLưng Vương, làm cho người phương Bắc không cảm lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giải mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi để, đổi niên hiệu, nhưng chỉnh thông của nước Việt ta ngõ háu đã nói lại được".
(Theo Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 - 2015)
Câu 7:
Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
Câu 8:
G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
Câu 9:
Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
Câu 10:
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây.
Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây.
Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?