Câu hỏi:
12/01/2025 137Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Công dân các dân tộc đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng của nhà nước.
D. Công dân các dân tộc đa số mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Trả lời:
![verified](https://vietjack.me/assets/images/webp/verified.webp)
Đáp án đúng là : D
- Công dân các dân tộc đa số mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân,không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước không phân biệt giữa các dân tộc.
- Các đáp án còn lại là quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
- Các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da.
- Các dân tộc đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Bình đẳng về chính trị
- Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
- Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước.
* Bình đẳng về kinh tế
- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.
* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.
- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ông A đã đưa hối lộ cho anh B (cán bộ hải quan) để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi kể lại với vợ của K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức?
Câu 2:
Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã:
Câu 3:
Ông A bán thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc cho nhiều người. Việc làm của ông đã vi phạm luật:
Câu 4:
Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết rõ B chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện:
Câu 5:
Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M?
Câu 6:
"...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." (Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.698 đã thể hiện bản chất gì của pháp luật?
Câu 7:
Nếu tình cờ phát hiện kẻ trộm vào nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất?
Câu 9:
Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
Câu 10:
H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nichname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật:
Câu 11:
Cho tình huống sau: Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và Lâm. Huy là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Trong các trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm?
Câu 12:
A lừa B chiếm đoạt một số tiền lớn và đe dọa nếu để người khác biết sẽ thanh toán B. Trong trường hợp này, theo em B phải làm gì để bảo vệ mình?
Câu 13:
Việc cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ của công dân nhằm:
Câu 15:
Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng qui định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử vai trò nào của pháp luật?