Câu hỏi:
21/12/2024 747Vương triều Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.
B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.
C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.
D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
"Bế quan tỏa cảng" là chính sách khép kín, không giao lưu với bên ngoài. Nhà Lý không thực hiện chính sách này mà ngược lại, họ tích cực giao lưu với các nước láng giềng.
=> A sai
Nhà Lý đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và khẳng định được độc lập, tự chủ. Việc thần phục là không đúng.
=> B sai
Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc là thái độ quá cực đoan. Nhà Lý vẫn có những mối quan hệ ngoại giao với nhà Tống.
=> C sai
Về đối ngoại, triều đình nhà Lý chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa, nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược (SGK - Trang 59)
=> D đúng
*Tìm hiểu thêm: "Sự chuẩn bị của nhà Lý"
- Nhà Lý chủ động chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống.
+ Đối với Cham-pa: Lí Thường Kiệt đem quân trấn áp, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-a.
+ Đối với nhà Tống: Thái úy Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “ Tiên phát chế nhân” (chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc).
* Diễn biến:
- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân 10 vạn quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.
+ Quân bộ tấn công Ung Châu.
+ Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy kho tàng của giặc.
- Quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu.
* Kết quả: quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang.
- Phá thế chủ động của quân Tống.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?
Câu 4:
Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?
Câu 5:
Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?
Câu 8:
Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La
Câu 10:
Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là
Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phải chính sách của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?