Câu hỏi:
21/09/2024 2,297Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là
A. Sông Đà và sông Lô
B. Sông Cả và sông Mã
C. Sông Hồng và sông Cả
D. Sông Hồng và sông Mã
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là Sông Hồng và sông Cả (sg Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13)
- Núi Fansipan đóng vai trò đường phân nước giữa sông Đà với sông Thao, còn dãy núi Con Voi - chạy gần như song song với sông Thao - là đường phân nước giữa sông Thao với sông Lô.
→ A sai.
- Vùng núi nằm giữa Sông Cả và sông Mã là dãy Trường Sơn Bắc.
→ B sai.
- Vùng núi nằm giữa Sông Hồng và Sông Mã là dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là dãy núi nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nằm dọc theo ranh giới giữa các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu. Hoàng Liên Sơn là phần tiếp nối của hệ thống núi thuộc dãy Himalaya, nổi bật với đỉnh Phan Xi Păng, ngọn núi cao nhất Việt Nam.
→ D sai.
* Mở rộng
g đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam?
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, liệt kê các đỉnh núi cao trên 2000m ở vùng núi Trường Sơn Bắc
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn là ranh giới giữa hai tỉnh nào?
Câu 9:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, cho biết những quốc gia nào có chung biển Đông với Việt Nam
Câu 15:
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế là