Câu hỏi:
23/07/2024 93,525
Vùng Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đất trong đê được phù sa bồi đắp hàng năm.
A. Đất trong đê được phù sa bồi đắp hàng năm.
B. Địa hình cao ở phía tây và tây bắc.
B. Địa hình cao ở phía tây và tây bắc.
C. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
D. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ngăn lũ vì vậy vùng đất ngoài đê được phù sa bồi đắp thường xuyên nên màu mỡ còn vùng đất trong đê không được phù sa bồi đắp nên kém màu mỡ.
A đúng
- B sai vì thuộc về khu vực đồi núi Tây Bắc và vùng Trung du Bắc Bộ. Đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng và thấp, chủ yếu do phù sa bồi đắp từ sông Hồng và sông Thái Bình.
- C sai vì khu vực này có nhiều sông lớn như sông Hồng và sông Thái Bình, thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa. Hệ thống đê được xây dựng để bảo vệ đất đai, mùa màng và đời sống dân cư khỏi nguy cơ lũ lụt.
- D sai vì hệ thống kênh mương, đê điều và mạng lưới giao thông dày đặc. Các công trình này giúp kiểm soát nước, phục vụ nông nghiệp và giao thông, tạo nên cảnh quan đồng bằng bị chia cắt rõ rệt.
*) Các thế mạnh chủ yếu của vùng
* Vị trí địa lí:
- Nằm ở hạ lưu của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Giáp vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng kinh tế.
- Cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
* Tự nhiên:
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.
+ Sử dụng và hoạt động nông nghiệp trên 70 vạn ha có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Số còn lại là đất nhiễm mặn, chua phèn hay đất bạc màu kém màu mỡ.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ tháng 11, 12, 1 dưới 180C, có điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và thâm canh, xen canh, tăng vụ. Khả năng đưa vụ đông thành vụ chính.
- Tài nguyên nước:
+ Dồi dào (cả nước mặt và nước ngầm), thuận lợi để tăng vụ.
+ Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản khoảng 90,3 nghìn ha (2005).
+ Đường bờ biển dài 400 km, nhiều bãi triều, phù sa dày, có điều kiện làm muối, chăn nuôi vịt ven bờ, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông, du lịch biển.
- Khoáng sản:
+ Đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình).
+ Sét, cao lanh (Hải Dương).
+ Tiềm năng khí tự nhiên (Tiền Hải - Thái Bình).
+ Than nâu: Trong lòng đất Đồng bằng sông Hồng dưới độ sâu 200 - 1000m, trữ lượng hàng tỉ tấn.
* Kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động :
+ Đông dân (21,6 triệu người - 2020), chiếm 21,6% dân số cả nước. Có nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn.
+ Người lao động của đồng bằng có truyền thống sản xuất và nhiều kinh nghiệm thâm canh.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện, đồng bộ:
+ Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt phát triển mạnh, với nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt huyết mạch.
+ Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất, đời sống được đảm bảo.
+ Mạng lưới đô thị phát triển nhanh nhất trong cả nước, với 2 đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
+ Tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, lai tạo giống, nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh.
+ Sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động chính sách mới đã góp phần quan trọng cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.
=> Thúc đẩy phát triển cơ cấu ngành đa dạng, hiện đại.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Giải Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng