Câu hỏi:
28/09/2024 311Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
D. Hạn chế hội nhập kinh tế để bảo vệ thị trường nội địa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,là bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
- Trong quá trình thực hiện cải cách mở cửa, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn kiên định thực hiện bốn nguyên tăc cơ bản: kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, duy trì nền chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng. Việc kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng giúp Đảng và Chính phủ Trung Quốc đề ra được những chính sách, biện pháp cải cách phù hợp nhưng không bị chệch hướng phát triển chiến lược. => Điều này là một trong những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi để áp dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
* Thời điểm và đường lối cải cách:
- Thời điểm: Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978) đã quyết định thực hiện cải cách mở cửa, xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Đường lối: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
* Thành tựu tiêu biểu:
- Về chính trị: thành tựu lớn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- Về kinh tế:
+ Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Giai đoạn 1978 - 2012, tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc đạt 9,6 %, giai đoạn 2013 - 2016 đạt mức 7,2 %.
+ Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
+ Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới.
- Về xã hội:
+ Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI) năm 2021 vượt mốc 12.500 USD, số người thoát nghèo ổn định trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt hơn 60 triệu người.
- Về khoa học - kĩ thuật:
+ Năm 1992, Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Năm 2003, với việc phóng tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô, Mỹ) có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
+ Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thể hiện sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật.
+ Trung Quốc cũng nâng cao năng lực tự chủ về khoa học công nghệ như: trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học,...
- Về đối ngoại:
+ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
+ Từ năm 1997 đến năm 1999, Hồng Kông và Ma Cao lần lượt trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hiện nay, đây là hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn của quốc gia này.
- Về văn hóa - giáo dục: nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao.
- Về quốc phòng: Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
* Ý nghĩa:
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn.
- Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?
Câu 2:
Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ La-tinh là cơ sở để khẳng định
Câu 3:
Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối trong công cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978 -nay)?
Câu 5:
Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
Câu 6:
Từ năm 1949 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu
Câu 7:
Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là
Câu 8:
Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là
Câu 9:
Trong những năm 1945 -1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành nhiều chính sách tiến bộ, ngoại trừ việc
Câu 10:
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
Câu 11:
Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?
Câu 12:
Từ năm 1949 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
Câu 14:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở những quốc gia nào sau đây?
Câu 15:
Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở