Câu hỏi:

17/10/2024 204

Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt động

A. tôn giáo.

Đáp án chính xác

B. tâm linh.

C. truyền giáo.

D. tín ngưỡng.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt động tôn giáo.

Lời giải: Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt động tôn giáo.

- Thực hành tâm linh hoặc kỷ luật tâm linh (thường bao gồm các bài tập tâm linh) là việc thực hiện thường xuyên hoặc toàn thời gian các hành động và hoạt động được thực hiện cho mục đích tạo ra kinh nghiệm tâm linh và nuôi dưỡng sự phát triển tâm linh.

→ B sai.

- Truyền giáo là nói lên và trao ban tình yêu của Thiên Chúa cho con người, cho nên trước hết ta cần truyền giáo cho những người ta thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc. Chính vì thế mà Đức Giêsu đã khuyên các môn đệ hãy đến với những con chiên lạc nhà Israel trước đã rồi sau đó mới đến với muôn dân.

→ C sai.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

→ D sai.

* Bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;

+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

+ Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.

c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

- Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam,

- Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật

- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Mục lục Giải GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục

Xem đáp án » 18/07/2024 241

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?

Xem đáp án » 18/07/2024 220

Câu 3:

Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các

Xem đáp án » 18/07/2024 161

Câu 4:

Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về

Xem đáp án » 18/07/2024 152

Câu 5:

Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

Xem đáp án » 20/07/2024 147

Câu 6:

Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều

Xem đáp án » 22/07/2024 146

Câu 7:

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức dân chủ

Xem đáp án » 18/07/2024 140

Câu 8:

Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân…” quy định này của pháp luật được hiểu là các dân tộc đều được bình đẳng

Xem đáp án » 18/07/2024 139

Câu 9:

Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo

Xem đáp án » 24/10/2024 134

Câu 10:

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

Xem đáp án » 23/07/2024 134

Câu 11:

Nhà nước luôn có các chính sách học bổng và ưu tiên con em vùng đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thể hiện các dân tộc bình đẳng về

Xem đáp án » 20/07/2024 134

Câu 12:

Nội dung bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là không có sự phân biệt giữa

Xem đáp án » 18/07/2024 133

Câu 13:

Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy đó là cơ sở

Xem đáp án » 18/07/2024 123

Câu 14:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa là cơ sở

Xem đáp án » 18/07/2024 121

Câu 15:

Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế- xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

Xem đáp án » 18/07/2024 117

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »