Câu hỏi:
18/09/2024 169Việc tìm cách trở lại các thuộc địa cũ sau chiến tranh thế giới thứ 2 của các nước Tây Âu đã ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
A. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp.
B. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Ngay từ 1945, Pháp – Mỹ đã liên kết lại với nhau để chống cách mạng Việt Nam.
D. Không ảnh hưởng gì đến Việt Nam vì ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố thành lập.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Việc tìm cách trở lại các thuộc địa cũ sau chiến tranh thế giới thứ 2 của các nước Tây Âu đã ảnh hưởng đến Việt Nam :Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp.
Vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để giảm bớt gánh nặng kinh tế do bị chiến tranh tàn phá nặng nề cũng như phục vụ cho mục đích chính trị của mình, các nước Tây Âu đã tìm cách quay trở lại xâm lược thuộc địa cũ của mình. Trong đó, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Việc quay trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ ấy kéo dài suốt 9 năm (1946 – 1954).
- Đáp án B loại vì Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 dưới sự giúp đỡ của thực dân Anh. Để tiện cho việc đem quân ra Bắc mà không vấp phải sự chống cự của ta thực dân Pháp đã kí bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 với ta, trong đó có điều khoản: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Đáp án C loại vì bắt đầu từ năm 1949, Mĩ mới có các hoạt động can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua sự viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp.
- Đáp án D loại vì ta tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 những lúc này chưa có nước nào công nhận nền độc lập của ta và việc Pháp quay trở lại xâm lược đã buộc nhân dân ta phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của mình.
* TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
1. Tình hình chính trị
a. Thế giới:
- 1/9/1939: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Tháng 6/1940, Đức kéo vào Pháp, Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.
b. Việt Nam
- Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc.
- Tháng, 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng. ⇒ Pháp cấu kết với Nhật vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam.
- Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. ⇒ Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động, quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Kinh tế:
* Chính sách của Pháp:
- Tăng cường vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”.
* Chính sách của Nhật:
- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.
- Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su,..
- Đầu tư, mở mang một số ngành công nhân phục vụ nhu cầu quân sự như: khai thác sắt, crôm,...
⇒ Hậu quả: + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ngày càng vơi cạn.
+ Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.
b. Xã hội:
- Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng.
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật diễn ra.
⇒ Chuyển biến về tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải kịp thời nắm bắt, đề ra đường lối đấu tranh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 4:
Thực dân Anh đưa ra phương án Mao-bát-tơn chia Ấn Độ Thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo đã chứng tỏ
Câu 7:
Hiệp ước Bali (2 – 1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN vì đã
Câu 9:
Sự xác lập cục diện 2 cực, 2 phe trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 tạo nên bởi
Câu 10:
Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước sáng lập ASEAN là
Câu 11:
Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gỉ?
Câu 12:
Năm 1922, Đại hội các xô viết toàn Liên bang dưới sự chủ trì của Lê – nin, đã tuyên bố
Câu 14:
Trở ngại chủ yếu nhất của EU và ASEAN trong quá trình liên kết là
Câu 15:
Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là