Câu hỏi:
17/10/2024 117Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng nào sau đây về mặt kinh tế?
A. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản
B. Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo sự an toàn cân bằng sinh thái
C. Góp phần điều chỉnh sự phân bố dân cư và lao động trên địa bàn cả nước
D. Thu hút lao động tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng là Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản.
- Các đáp án B, C, D là các ý nghĩa về mặt môi trường và xã hội.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Phát triển công nghiệp lâu năm
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
c) Giải pháp
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu hiện nào sau đây không đúng với tính chất cận xích đạo của Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 3:
Điểm nào sau đây không đúng khi nói về tài nguyên biển ở đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thế mạnh về nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết các tuyến đường theo hướng Bắc - Nam chạy qua vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 6:
Sản lượng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do
Câu 8:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất về khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là có
Câu 9:
Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ?
Câu 12:
Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 13:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hằng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Câu 14:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 15:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành kinh tế trọng điểm phía Nam?