Câu hỏi:
29/07/2024 22,613
Việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ không nhằm mục đích chính nào sau đây?
A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.
A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.
B. Phát triển ngành thủy sản.
B. Phát triển ngành thủy sản.
C. Nâng cao năng suất cây trồng.
D. Mở rộng diện tích cây công nghiệp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ không nhằm mục đích phát triển ngành thủy sản. Vì việc phát triển thủy lợi nhằm phát triển nông nghiệp ở khu vực này do mùa khô kéo dài gây thiếu nước canh tác, mùa mưa thì một số nơi bị ngập lụt.
→ B đúng.
- Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ:
+ Nhằm cung cấp nước tưới về mùa khô, tiêu nước cho các vùng thấp vào mùa mưa. Từ đó năng cao được năng suất cây trồng.
+ Tăng diện tích đất trồng, tăng hệ số sử dụng đất để phù hợp với việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn, trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
→ A, C, D sai.
* Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng Đông Nam Bộ
a) Công nghiệp
- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.
+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...
+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.
- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường.
b) Dịch vụ
- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...
c) Nông nghiệp
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…
d) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.
- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…
- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.
- Giao thông vận tải biển.
- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Xem thêm các bài viết liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sau của Đông Nam Bộ
Giải SGK Địa lí 12 Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ