Câu hỏi:

29/10/2024 148

Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược   

A. Kết quả của việc mở rộng các tổ chức liên kết quốc tế   

B.  Kết quả của việc thống nhất thị trường của các nước đang phát triển 

C.  Kết quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cương quốc

D. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiên đại

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiên đại

Phương pháp: suy luận và phân tích sgk 12 trang 70

- Cách giải: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ , những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau , phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực  ,các quốc gia trên TG  nó là một xu thế khách quan một thực tế không thể đảo ngược

- Cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời và phát triển là do nhu cầu và đòi hỏi về cuộc sống ngày càng cao của con người. Khi đó, lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất: vốn, máy móc và người lao động.

Khi lực lượng sản xuất phát triển, đòi hỏi cần phải có sự trao đổi công nghệ, trình độ quản lí, nâng cao chất lượng lao động giữa các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới.

=> Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, nó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

→ D đúng.A,B,C sai.

* XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.

4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa

* Tác động tích cực:

- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tác động tiêu cực:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).

- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..

5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

a. Thời cơ:

- Chiếm lĩnh thị trường.

- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...

b. Thách thức:

- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quá trình phân hóa mạnh mẽ của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ?

Xem đáp án » 20/07/2024 1,197

Câu 2:

Thái độ bạc nhược của triều đình Huế trong những năm 1859 – 1862 đã dẫn đến hậu quả gì?

Xem đáp án » 25/09/2024 956

Câu 3:

Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nào dưới đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 863

Câu 4:

Các cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là:

Xem đáp án » 20/07/2024 839

Câu 5:

Yếu tố nào dưới đây giải thích không đúng cơ sở Phan Châu Trinh lựa chọn xu hướng cứu nước theo con đường cải cách?

Xem đáp án » 11/09/2024 512

Câu 6:

Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh  của mỗi quốc gia dựa trên một nền tảng như thế nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 278

Câu 7:

Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1973 đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là.

Xem đáp án » 19/07/2024 264

Câu 8:

Trong thời kỳ 1954 -1975 đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “ sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu  sắc”

Xem đáp án » 14/07/2024 263

Câu 9:

Những quyết định của Hội nghị Ianta đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 21/07/2024 213

Câu 10:

Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 23/07/2024 198

Câu 11:

Cơ quan ngôn luận của Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Paris là tờ báo nào ?

Xem đáp án » 08/07/2024 197

Câu 12:

Thái độ nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với phe phát xít đã dẫn tới hậu quả gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 185

Câu 13:

Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ về nước, nhằm tận dụng xương máu của người Việt, đó là âm mưu của chiến lược

Xem đáp án » 22/07/2024 184

Câu 14:

Bản Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện chính phủ nước Việt Nam dân chủ  cộng Hòa và đại diện chính Phủ Pháp ngày 6/3/1946 

Xem đáp án » 20/07/2024 184

Câu 15:

Sự chuyển hướng chỉ đạo của Đảng trong thời kỳ 1939-1945 là:

Xem đáp án » 15/07/2024 181

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »