Câu hỏi:
22/07/2024 161Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?
A. Triều Tiên tuyên bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và chấp nhận đàm phán với Hàn Quốc, Mĩ
B. Triều Tiên cho phép mở cửa biên giới để phát triển kinh tế
C. Tổng thống Mĩ đến thăm Triều Tiên
D. Hai miền Triều Tiên quyết định sẽ đi tới thống nhất
Trả lời:
Đáp án A
Năm 2018 là một năm lịch sử, đánh dấu bước đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều nhất trí về việc phi hạt nhân hóa bán đảo triều tiên với biểu hiện là các hội nghị thượng đỉnh liên triều, hoạt động phá hủy các khu sản xuất, thử vũ khí hạt nhân…Ví dụ:
+ Ngày 27-4: Cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều tại đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL) thuộc làng đình chiến Panmujeom. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trở thành Nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên qua MDL sang phần đất Hàn QuốC. Hội nghị thượng đỉnh ra “Tuyên bố Panmunjeom” lịch sử, kêu gọi việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và cải thiện quan hệ liên Triều, đánh dấu một cột mốc mới cho quan hệ song phương.
+ Ngày 24-5: Triều Tiên tiến hành phá dỡ bãi thử nghiệm hạt nhân xã Punggye trước sự chứng kiến của phóng viên quốc tế.
+ Ngày 12-6: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra tại Singapore. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng ký kết văn kiện về vấn đề phi hạt nhân hóa và thiết lập nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.
+ Ngày 18 đến 20-9: Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 lần thứ ba tại Bình Nhưỡng. Hội nghị thượng đỉnh lần này đã thông qua Tuyên bố chung Bình Nhưỡng, trong đó Triều Tiên nhất trí phá hủy vĩnh viễn cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa tại xã Dongchang, và tiến hành thêm các biện pháp phi hạt nhân hóa. Hai bên cũng ký thỏa thuận quân sự kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các vấn đề song phương, mà không dùng tới vũ lực trong mọi tình huống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?
Câu 2:
Nôi dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)?
Câu 3:
Đâu không phải lý do để khẳng định “từ những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra cho khu vực Đông Nam Á”?
Câu 4:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là gì
Câu 5:
Vì sao sự kiện Ních Xơn sang thăm Trung Quốc (2-1972) lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?
Câu 6:
Tại sao lại có sự khác biệt về mức độ thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa tháng 8-1945 giữa các nước Đông Nam Á?
Câu 7:
Đâu không phải là những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN?
Câu 8:
Yếu tố nào đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước phương Tây quay trở lại xâm lược Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 9:
Nguyên nhân trực tiếp khiến cho mối quan hệ giữa nhóm nước Đông Dương với các nước ASEAN căng thẳng trong giai đoạn 1954-1975 là gì?
Câu 10:
Việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Câu 11:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 12:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 13:
Nguồn gốc của tên gọi Mĩ La tinh bắt nguồn từ biến cố lịch sử gì ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
Câu 14:
Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ XX “mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Câu 15:
Vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên đến thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt là ai?