Câu hỏi:
25/11/2024 201Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách
A. phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
C. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bru-nây không theo con đường xã hội chủ nghĩa mà duy trì chế độ quân chủ tuyệt đối, với một nền kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên dầu mỏ.
=>A sai
Mặc dù Bru-nây có những cải cách kinh tế, nhưng không chú trọng vào việc đổi mới chính trị. Nền chính trị của Bru-nây vẫn là chế độ quân chủ.
=> B sai
Bru-nây không thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mà tập trung vào việc đa dạng hoá nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ.
=> C sai
Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
=> D đúng
*Kiến thức mở rộng
* Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a) Đông Nam Á hải đảo
- Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á hải đảo diễn ra sớm, quyết liệt, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Inđônêxia và Philíppin.
♦ Ở Inđônêxia:
+ Nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Achê (tháng 10/1873), Xumatra (1873 - 1909), Ba Tắc (1878 - 1907), Calimantan (1884 - 1886),...
+ Lãnh đạo phong trào yêu nước ở Inđônêxia là giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.
♦ Ở Philíppin: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batanga, Bulacan, Cavitê, Laguna, Minđanao, Sulu,…
b) Đông Nam Á lục địa
♦ Ở Mianma:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.
+ Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.
+ Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.
+ Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Mianma chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.
♦ Ở Campuchia:
+ Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt ở nhiều địa bàn rộng lớn.
+ Tiêu biểu là các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892) ở U-đông và Phnôm Pênh; A-cha-xoa ở vùng Đông Nam, Pu-côm-bô ở vùng Đông Bắc Campuchia.
♦ Ở Lào: cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Lào đã nhận được sự ủng hộ của người H'Mông và một số cộng đồng dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
♦ Ở Việt Nam: phong trào kháng Pháp của nhân dân Việt Nam nổ ra ngay từ khi thực dân Pháp vừa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Những năm 1859 - 1867, phong trào kháng Pháp lan rộng khắp các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
+ Từ năm 1873 đến năm 1883, nhân dân Bắc Kỳ anh dũng đứng lên chống Pháp, lập nên nhiều chiến công vang dội.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Giải Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu
Câu 2:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Lào nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
Câu 3:
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
Câu 4:
Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?
Câu 5:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
Câu 6:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của
Câu 7:
Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã
Câu 8:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?
Câu 9:
Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước
Câu 10:
Lực lượng lãnh đạo nòng cốt trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mi-an-ma vào đầu thế kỉ XX là
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được tiến hành ở năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
Câu 12:
Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) đều
Câu 13:
Chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945), những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?
Câu 14:
Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của
Câu 15:
Sự hình thành của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai cấp nào?