Câu hỏi:

07/11/2024 121

Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã

A. phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng.

Đáp án chính xác

B. cấu kết với thực dân Anh để tiêu diệt lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.

C. đưa 20 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự và âm mưu lật đổ Đảng cộng sản.

D. huy động toàn bộ Quân đội chính quy tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản nắm giữ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng.

Ngày 20/7/1946, trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

→ A đúng. B, C, D sai.

* TRUNG QUỐC

1. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

a. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

- Từ 1946 - 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản.

- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, lực lượng Quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy ra đảo Đài Loan.

- 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.

⇒ Ý nghĩa:

- Đối với Trung Quốc:

+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến chủ nghĩa xã hội.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Mở rộng phạm vi địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa ⇒ Hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.

b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.

* Quá trình thực hiện:

- 1950 – 1952, thực hiện khôi phục kinh tế, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.

- 1953 – 1957, thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

* Thành tựu:

- Kinh tế: năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140% (so với năm 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952),...

- Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân cải thiện.

- Đối ngoại:

+ Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

+ Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

2. Trung Quốc những năm không ổn định.

a. Đối nội.

- 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế - chính trị và xã hội.

+ Kinh tế: sai lầm trong việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” => kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi.

+ Chính trị - xã hội, không ổn định, các cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc diễn ra liên miên.

b. Đối ngoại.

- Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

- Xung đột biên giới với Liên Xô, Ấn Độ.

- Hòa hõa trong quan hệ với Mĩ.

3. Công cuộc cải cách – mở cửa.

a. Bối cảnh.

- Tình hình thế giới:

+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.

+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

+ Liên Xô và các nước Đông Âu đang bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy thoái => các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có nhiều bước đi giống với Liên Xô).

+ Một số quốc gia tring khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh (ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,...) => đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách để không bị tụt hậu.

- Tình hình Trung Quốc: đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

⇒ Tháng 12/178, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

b. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa.

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.

- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

c. Thành tựu:

* Kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.

+ 1978 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8%/năm.

+ 2000 – nay, GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng hiện đại : tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản.

* Khoa học – kĩ thuật:

- 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian.

- 2003, phóng tàu thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.

* Đối ngoại:

- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam,...

- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.

- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ý nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam?

Xem đáp án » 18/07/2024 180

Câu 2:

Ý nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong năm 1972 đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 162

Câu 3:

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc được tiến hành trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 161

Câu 4:

Tình hình chung của các nước Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 160

Câu 5:

Người đề xướng thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" ở Trung Quốc là

Xem đáp án » 18/07/2024 152

Câu 6:

Tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc vào thời gian nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 150

Câu 7:

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) là

Xem đáp án » 09/10/2024 147

Câu 8:

Cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 145

Câu 9:

Biến đổi nào dưới đây của khu vực Đông Bắc Á không phải là hệ quả từ những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?

Xem đáp án » 18/07/2024 142

Câu 10:

Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 134

Câu 11:

Điểm tương đồng trong công cuộc cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 130

Câu 12:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước?

Xem đáp án » 22/07/2024 129

Câu 13:

Tưởng Giới Thạch chính thức phát động cuộc nội chiến chống Đảng Cộng sản vào ngày

Xem đáp án » 18/07/2024 125

Câu 14:

Lực lượng phát động cuộc nội chiến ở Trung Quốc diễn ra sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là

Xem đáp án » 22/07/2024 118

Câu 15:

Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 117

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »