Câu hỏi:
25/11/2024 242Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?
A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Đây là biện pháp được các nước tư bản phương Tây sử dụng sau khi đã có một vị thế nhất định ở Đông Nam Á, nhằm củng cố quyền lực và khai thác thuộc địa.
=> A sai
Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.
=> B đúng
Học thuyết này được phát xít Nhật Bản đưa ra vào thế kỷ XX, không liên quan đến giai đoạn đầu của quá trình xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
=> C sai
Mặc dù vũ lực luôn là một công cụ quan trọng trong quá trình xâm lược, nhưng trong giai đoạn đầu, các nước tư bản phương Tây thường tránh xung đột vũ trang trực tiếp để tránh gây mất lòng người dân bản địa và các quốc gia láng giềng.
=> D sai
*Kiến thức mở rộng
*Tìm hiểu thêm: "Đông Nam Á lục địa"
- Sau quá trình lâu dài xâm nhập và chuẩn bị, đến thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược vào các nước Đông Nam Á lục địa.
+ Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 - 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
+ Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược những nước này và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.
+ Vương quốc Xiêm, trong nửa cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng tranh chấp của thực dân Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.
- Thực dân Anh và thực dân Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” nhằm xoá bỏ nền độc lập đối với Miến Điện và ba nước Đông Dương.Về kinh tế, thực thi chính sách khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thuế khoá nặng nề. Về văn hoá, thực hiện chính sách nô dịch và đồng hoá.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Câu 6:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?
Câu 7:
Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?
Câu 8:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của
Câu 10:
Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Câu 11:
Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì
Câu 12:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
Câu 13:
Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
Câu 14:
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
Câu 15:
Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn