Câu hỏi:
08/11/2024 222Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm
A. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
B. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
C. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
D. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
- Ngoài mục tiêu khai thác kinh tế, hệ thống giao thông vận tải còn được phát triển để củng cố quyền kiểm soát chính trị và quân sự:
+ Vận chuyển quân đội: Các tuyến đường sắt và đường bộ không chỉ phục vụ mục đích kinh tế mà còn giúp thực dân nhanh chóng điều động quân đội tới các khu vực quan trọng hoặc trấn áp các phong trào nổi dậy của người bản địa. Đường sắt được xem là phương tiện hiệu quả để thực dân vận chuyển lực lượng quân sự một cách nhanh chóng, đặc biệt trong thời gian có xung đột.
+ Kiểm soát lãnh thổ: Hệ thống giao thông phát triển giúp thực dân dễ dàng kiểm soát và quản lý các vùng lãnh thổ rộng lớn. Họ có thể dễ dàng tiếp cận các khu vực hẻo lánh và thiết lập các căn cứ quân sự hoặc trung tâm hành chính để duy trì trật tự và kỷ luật trong các thuộc địa.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếp đó là Hà Lan, Anh, Pháp,... lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...
+ Về thương mại: các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công ty thương mại, lập thương điểm để buôn bán với các nước Đông Nam Á.
+ Về tôn giáo: theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúa giáo kết hợp với tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hoá của các nước Đông Nam Á.
+ Về ngoại giao: chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kết hiệp ước thương mại hoặc xin phép cho giáo sĩ được hoạt động.
+ Về quân sự: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược, trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. Ở khu vực Đông Nam Á lục địa, vào cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào.
II. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á
* Về chính trị
- Các nước Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước, trong đó các thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân.
* Về kinh tế
- Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành thị trường tiêu thụ, là nơi cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ cho các nước này.
- Tư bản phương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồn điền.
- Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,... được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa.
* Về văn hoá
- Văn hoá phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới.
* Về xã hội
- Xã hội các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa.
- Các giai cấp và tầng lớp mới ra đời, số lượng ngày càng tăng như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyếtLịch sử 8Bài 3:Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Giải Lịch sử 8 Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
Câu 2:
Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?
Câu 3:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của
Câu 4:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?
Câu 5:
Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX) đều
Câu 6:
Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Câu 8:
Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
Câu 9:
Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Câu 11:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mặc dù giữ được độc lập, nhưng Xiêm vẫn lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào những nước nào?
Câu 12:
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược quốc gia nào ở Đông Nam Á?
Câu 13:
Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau cơ bản về
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX?