Câu hỏi:
24/07/2024 3,925Trong những năm 1936 - 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam
A. phục hồi và phát triển.
B. khủng hoảng, suy thoái.
C. phát triển mạnh và cạnh tranh với Pháp.
D. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Pháp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
A đúng
- B sai vì đây là giai đoạn phục hồi kinh tế do những cải cách kinh tế - xã hội từ chính quyền thực dân Pháp.
- C sai vì nền kinh tế vẫn bị thực dân Pháp kiểm soát và khai thác, hạn chế sự phát triển tự chủ của người Việt.
- D sai vì nước ta vẫn là thuộc địa của Pháp, mọi hoạt động kinh tế đều chịu sự kiểm soát và khai thác của thực dân Pháp.
*) Tình hình Việt Nam
a. Chính trị
- Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, thi hành một số chính sách tiến bộ: ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,...
- Tại Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động, song, Đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quần chúng.
b. Kinh tế:
- Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.
+ Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền (cao su, cà phê,...)
+ Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ (đường, giấy, diêm,..).
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
⇒ Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
- Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
- Nông dân: này càng bị bần cùng hóa.
- Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, đời sống bấp bênh.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì?
Câu 3:
Năm 1937, ai được cử sang Đông Dương giữ chức Toàn quyền Đông Dương?
Câu 4:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) họp ở đâu, ai chủ trì ?
Câu 5:
Chủ trương cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936 - 1939 có sự chuyển hướng là do
Câu 7:
Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là
Câu 8:
Cuộc mít tinh lớn của 2.5 vạn người tại quảng trường Nhà Đấu Xảo – Hà Nội năm 1938 diễn ra vào dịp
Câu 9:
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? ở đâu?
Câu 10:
Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là không đúng?
Câu 11:
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
Câu 12:
Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?
Câu 13:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng là gì?
Câu 14:
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là
Câu 15:
Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mặt của cách mạng thế giới là gì?