Câu hỏi:
28/08/2024 198Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng:
A. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
B. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.
C. Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cánh hoa trắng.
D. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Hiện tượng thường biến là hiện tượng kiểu hình thay đổi khi môi trường thay đổi.
D đúng.
- Các hiện tượng do đột biến gene gây ra:
+ Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
+ Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.
+ Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cánh hoa trắng.
A, B và C sai.
1. Khái niệm
- Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu.
- Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính.
- Đặc điểm:
+ Mỗi lần biến đổi gen tạo ra 1 alen mới.
+ Tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp (〖10〗(-6) - 〖10〗(-4)).
- Tác nhân gây đột biến gen:
+ Tia tử ngoại
+ Tia phóng xạ
+ Chất hoá học
+ Sốc nhiệt
+ Rối loạn qúa trình sinh lí, sinh hoá trong cơ thể
- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
2. Các dạng đột biến gen
Dạng đột biến | Đột biến thay thế một cặp nucleôtit | Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit |
Đặc điểm | Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. - Làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein. |
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một loài thực vật, xét 2 cặp alen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%?
Câu 2:
Axit amin nào sau đây không thể hiện tính chất thoái hóa của mã di truyền?
Câu 3:
Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 9/16. Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là
Câu 4:
Phân tích hình về sơ đồ biến động của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt, hãy cho biết:
I. Quần thể N là con mồi, quần thể M là vật ăn thịt.
II. Năm 1885, kích thước quần thể M và N đều ở mức tối đa.
III. Nếu loài N bị tuyệt diệt thì loài M sẽ giảm số lượng hoặc bị tuyệt diệt.
IV. Số lượng cá thể của quần thể M bị số lượng cá thể của quần thể N khống chế.
Câu 5:
Trong mô hình điều hòa Operon Lac được mô tả như hình bên dưới. Hai gen nào sau đây có số lần phiên mã khác nhau?
Câu 6:
Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
Câu 8:
Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây được dùng để nối các đoạn ADN với nhau tạo ADN tái tổ hợp?
Câu 9:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, có bao nhiêu nhận định đúng về phả hệ trên?
I. Bệnh được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
II. Xác suất để cá thể 6; 7 mang kiểu gen AA=1/3, Aa=2/3.
III. Cá thể số 15; 16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2; a = 1/2.
IV. xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16; 17 là 9/14.
Câu 11:
Ở phép lai ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?
Câu 12:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính:
Câu 14:
Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
Câu 15:
Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới